in

Đường ruột của chó bị viêm, biến chứng xuất huyết phải làm sao

Bệnh đường ruột rất dễ gặp ở chó nhỏ, do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, rất dễ dẫn tới các biến chứng như viêm đường ruột, hay nặng hơn có thể dẫn tới tử vong là xuất huyết đường ruột. Theo thông kê không chính thức của Happyvet, có tới 65% chó nhỏ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa

Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ, sức đề kháng của chó và có những cách phòng, điều trị hiệu quả khác nhau. Cùng Petmart tìm hiểu nhé

Chó bị viêm đường ruột

Viêm đường ruột là bước đầu tiên của biến chứng xuất huyết hệ tiêu hóa ở chó. Là một bệnh có tỉ lệ tử vong tương đối cao lên tới 80%. tức 10 con bị thì 8 con sẽ ra đi. Bệnh này phổ biến vào mùa mưa, những khi trái gió trở trời lúc hệ miễn dịch của chó con suy yếu

Chó bị bệnh đường ruột

Bệnh chuyển biến cấp tính rất nhanh, chỉ 2-3 ngày là có thể gây chết chó

Nguyên nhân:

  • Do virus: một số loại virus như Parvorirus, Care, virus gây viêm gan truyền nhiễm, v.v…
  • Do vi trùng: khuẩn E.coli, Leptospira, Samonella
  • Do ký sinh trùng
  • Do đồ ăn hỏng, thiu không tiêu hóa được, chất độc nguy hiểm,…

Dấu hiệu

Chó bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy, nôn mửa trong giai đoạn đầu khi bị viêm ruột non

Giai đoạn tiếp theo chó bị đau bụng, dáng đi liêu siêu, má tóp, mắt trụng sau chứng tỏ chó đã vị viêm ruột già.

Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể chó cho kết quả tăng lên đến 39,5 – 40 độ C.

Quan sát chó đi ngoài có phân dạng lỏng, ngửi thấy mùi tanh và chua. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy phân màu xanh hoặc đen do huyết ruột già.

Giai đoạn tiếp theo, phần bùng căng phồng vì  lúc này ruột đã bị nhiễm trùng

Chó bị bệnh đường ruột

Chó có dáng nằm hai chân trước chống lên

Nhịp tim chó đập nhanh hơn mức bình thường 120 – 150 nhịp mỗi phút, chó thở gấp hơn khoảng 100 nhịp mỗi phút.

Điều trị bệnh

Tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó riêng biệt.

Trường hợp chó bị mất nước nhẹ

Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ, không kèm nôn mửa gì có thể cấp nước bằng đường uống. Cụ thể, pha dung dịch điện giải Electrolyte.

Nếu chó không chịu uống, bạn nên dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim để bơm vào má nó. Liều lượng mỗi giờ bơm 1 lần. Mỗi lần bơm khoảng 1-2 ml / kg thể trọng của chó.

Trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn

Riêng đối với trường hợp này, để chó uống thuốc hay nước đều không phải giải pháp tối ưu. Bởi điều đó sẽ càng kích thích chó ói nhiều hơn. Do đó, cần phải cấp nước bằng đường tiêm truyền.

Chó bị bệnh đường ruột

Các đường tiêm truyền

  1. Tiêm dưới da
  2. Tiêm xoang bụng
  3. Tiêm truyền tĩnh mạch

Một số loại dịch truyền

  • Dung dịch sinh lý đẳng trương: sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer.
  • Dung dịch ưu trương: Glucose 10%, 30%
  • Dung dịch bổ sung khác: đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magne), vitamin ( Hematopan-B , K, Babevit, Depancy, Vimekat,…)

Tùy vào tình trạng mất nước, thông thường lượng truyền trung bình khoảng từ 10-20 ml/ kg thể trọng. Một số xét nghiệm cần làm để chẩn đoán chính xác hơn như kiểm tra phân.

Bởi ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân khởi phát cho các bệnh đường tiêu hóa chó. Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra không có thuốc đặc trị riêng biệt.

Nhưng bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.

Một số kháng sinh có thể sử dụng

  • Amoxi 15 % LA
  • Vimefloro FDP
  • Enroxic LA

Thuốc trị triệu chứng viêm đường ruột

  • Atropin
  • Vitamin K, B
  • Primperan
  • Anti-Scour
  • Vizyme

Chó bị bệnh đường ruột

Lưu ý: liều dùng của tất cả các loại thuốc kháng sinh hay vitamin đều cần có sự thông qua và được chỉ định bởi bác sĩ thú y trước khi sử dụng.

Cách phòng

Để tránh được những nguy cơ và rủi ro khi chó bị mắc bệnh viêm đường ruột. Cách phòng bệnh cho chó khuyên bạn cần:

  • Cho chó ăn thức ăn được nấu chín. Tránh cho ăn thịt và trứng sống
  • Cho uống nước sạch không nhiễm bẩn
  • Tẩy giun sán cho chó định kỳ
  • Tiêm phòng vaccine 5 bệnh ở chó định kỳ.
  • Tách chó bị bệnh ngay khỏi đàn tránh để lây lan bệnh.

Chó bị xuất huyết đường ruột

Rõ ràng đây là một trong các biến chứng thường thấy của bệnh Parvo ở chó. Một loại virus hết sức nguy hiểm lây truyền trong không khí, có thể tồn tại ở môi trường ngoài tận 6 tháng. Tỉ lệ tử vong của bệnh này cũng cực kỳ cao lên tới hơn 90%.

Chó bị bệnh đường ruột

Bệnh thường gặp ở những chú chó con dưới 3 tháng tuổi hoặc tiêm chưa đủ 3 mũi. Thậm chí chó con mới sinh ra vẫn có khả năng nhiễm Parvo từ chó mẹ dù chó mẹ không hề hấn gì (chó mẹ đã có miễn dịch)

Dấu hiệu khi chó bị xuất huyết đường ruột

Chó bỏ ăn đi ngoài phân lỏng, mùi tanh hôi

Tình trạng táo bón kéo dài

Sau vài ngày xuất hiện hai triệu chứng trên, chó bắt đầu sốt cao tới 40 – 41 độ C.

Chó có dấu hiệu ăn ít, ngủ nhiều và mệt mỏi, bắt đầu nôn mửa, tiêu chảy

Kiểm tra nhịp tim thấy đập mạnh

Sau 3 – 4 ngày bị nhiễm bệnh, chó sẽ bị đi ngoài ra máu, phân lỏng và nằm liệt một chỗ.

Do đi ngoài ra máu nên cơ thể sẽ mất nước, suy nhược, nhiều trường hợp có thể chết đột ngột sau vài ngày nhiễm bệnh.

Chó bị bệnh đường ruột

Cách chữa trị bệnh xuất huyết đường ruột dứt điểm

Khi chó bị xuất huyết đường ruột chúng tôi khuyên bạn nên đưa chúng đến cơ sở y tế gần nhất, trong trường hợp bất đắc dĩ không thể đưa chó đi khám thì người nuôi có thể tham khảo cách chữa trị sau đây:

  • Chỉ cho chó ăn choáng loãng kết hợp với uống Orosol để bù đắp phần nước bị mất, đồng thời bổ sung thêm Vitamin C giúp cún cứng hồi phục nhanh chóng
  • Tiếp theo, cần đến hiệu thuốc mua dung dịch nước muối loãng rồi dùng ống hút rửa ruột cho chó.

=> Lưu ý rằng: Bệnh xuất huyết đường ruột rất dễ bị nhiễm trùng nên chỉ cho ăn cháo loãng, cho chó uống thêm nước sạch nhằm loại bỏ hết những chất bẩn ra bên ngoài.

Sau vài ngày, khi chó không còn hiện tượng đi ngoài ra máu thì cho chúng ăn bột kiều mạch pha với sữa, trường hợp chó vẫn buồn nôn thì cần cho nó uống nước muối khoáng.

Sau 5 ngày điều trị thì có thể cho chó ăn cháo thịt băm, hạn chế đi lại, hoạt động nhẹ nhàng.

Chó bị bệnh đường ruột

Cách phòng xuất huyết đường ruột ở chó

Tránh cho chó con dưới 3 tháng tuổi tiếp xúc với chó lạ, chó lớn, chó ta, hoặc chó thả rông. Tuyệt đối không được đưa chó đến nơi công cộng như công viên, cafe chó mèo.

Chế độ ăn phải đảm bảo vệ sinh, không được cho uống nước máy, chỉ cho uống nước lọc, cho ăn thức ăn dành riêng cho chó, không được cho ăn thức ăn của con người, vì có chứa dầu mỡ rất dễ gây tiêu chảy cho chó

Định kỳ tiêm phòng bệnh Parvo thường xuyên nhé

Kết luận

Trên đây Petmart đã giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn đọc về chó bị viêm đường ruột, và biến chứng xuất huyết dạ dày ở chó. Nếu boss của bạn gặp bất kỳ vấn đề gì, có thể comment bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp Petmart qua hotline


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 938 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 217 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chó Bị Gãy Chân: Phải Làm Sao Đây Và 5 Bí Quyết

Chó Bị Viêm Tai: Biểu Hiện, 3 Cách Điều Trị, Phòng Tránh