Bệnh ở thú cưng luôn khiến những gia chủ không khỏi lo lắng, đặc biệt những biểu hiện bất thường ở thú cưng mà không rõ nguyên nhân như co giật khiến nhiều người không biết phải xử lý thế nào.
Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm rõ nguyên nhân của những biểu hiện này cũng như cách xử lý khi chẳng may xảy ra.
Chó bị co giật là bệnh gì
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra co giật ở chó, điều đó là sự báo hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà bạn phải hết sức lưu ý.
Không ít gia chủ đã từng gặp phải trường hợp này ở những chú cún của mình trong quá trình chăm sóc chúng. Tùy vào mức độ mà đó là biểu hiện của những bệnh từ thông thường đến nghiêm trọng.
Quá trình xảy ra của co giật rất nhanh, người chủ ban đầu khi không có kinh nghiệm sẽ bị động, bối rối và không xử lý kịp hay xử lý không đúng cách dẫn đến những hậu quả khó lường.
Xem thêm:
Tổng Hợp Tất Cả Vấn Đề Sức Khỏe Cho Chó Từ A-Z
Nguyên nhân chó bị bệnh co giật
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng co giật ở chó
Chó bị căng cơ dẫn đến co giật
Với cường độ vận động, luyện tập mạnh, quá sức khiến chỉ số co cơ của chó tăng cao từ đó xảy ra hiện tượng co giật, đối với trường hợp này bạn cần chú ý kỹ.
Cơ bắp bị thương khiến chó co giật
Chó vận động mạnh, vận động không đúng cách, những điều này có thể đối với bạn không quan trong nhưng có thể là vấn đề nghiêm tọng đối với chó, khiến chúng bị co giật.
Trong quá trình vận động, luyện tập không đúng cách cũng là nguyên nhân nguy hiểm gây ra tình trạng co giật ở chó.
Tuy nhiên, đối với trường hợp này cách xử lý hết sức đơn giản, bạn chỉ cần cho chó của mình nghỉ ngơi ở điều kiện tốt nhất, tránh vận động mạnh trong một thời gian.
Chó bị mệt mỏi
Thời tiết khắc nghiệt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra co giật ở thú cưng. Trời quá nắng, nóng khiến chó mất nước, stress, hoảng sợ, mất cân bằng trong cơ thể dẫn đến chứng mệt mỏi và co giật.
Vì vậy, cần tránh để chó hoạt động thường xuyên ngoài trời nắng nóng hay điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Chó bị nhiễm lạnh co giật
Không những thời tiết nắng nóng mà khi thời tiết quá lạnh, ẩm ướt cũng khiến những chú chó bị co giật nếu không được vận động, làm nóng cơ thể một cách thích hợp, việc thường xuyên không vận động một thời gian dài khiến các cơ của chó co cứng và dẫn đến hiện tượng co giật.
Chó bị mất nhiều chất điện giải
Cũng với nguyên nhân và vận động, luyện tập với cường độ mạnh, cơ thể của những chú chó sẽ mất đi một lượng lớn các chất điện giải cần thiết, từ đó các cơ bắp của những chú chó bị kích thích và dẫn đến hiện tượng co giật.
Chó bị thiếu Canxi
Cũng giống như con người, canxi đóng vai trò quan trọng đối với những chú chó trong quá trình phát triển xương khớp của chúng. Vì một số lý do mà lượng canxi có trong cơ thể của chó quá thấp so với mức cần thiết, khiến việc vận động không những khó khăn mà còn kèm theo việc các chi của chó hay bị khụy xuống, hạ bàn kèm theo đó là hiện tượng co giật.
Xem thêm: 9 loại xương gặm canxi cho chó tốt nhất hiện nay
Chó có vấn đề ở hệ thần kinh
Các bệnh lý bẩm sinh ở chó thuộc hệ thần kinh như: Bệnh sài sốt (đối với những chú cún con), chó bị động kinh, bị nhiễm độc, chó bị sản hậu hoặc do não chó phát triển không bình thường từ nhỏ dẫn đến co giật.
Triệu chứng chó bị co giật
Để nhận biết hiện tượng co giật bất thường ở chó thì sau đây là những biểu hiện như: Thở dốc, thở không đều, hơi thở nặng nề thoi thóp, chó lè lưỡi ra ngoài. Thân nhiệt của chó cao hơn bình thường, cơ bắp ở chân cứng lại và toàn thân chó bị co giật liên tục, chó bị run chân tay…
Chó bị sùi bọt mép
Đây là biểu hiện khá phổ biến ở những chú chó khi xảy ra co giật. Đối với hiện tượng co giật có kèm theo sủi bọt mép thì khả năng chó của bnaj bị trúng độc là rất lớn. Cần thực hiện một số sơ cứu cần thiết cơ bản và đưa chúng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Chó bị run lẩy bẩy
Hiện tượng phổ biến đi kèm với cơn co giật tiếp theo đó là toàn thân chú run lên như bị lạnh, mắt lờ đờ, có thể kèm theo chảy nước mắt, nước bọt, rên từng cơn.
Chó bị co giật, run chân tay
Co giật tứ chi liên tục là biểu hiện không thể tránh khỏi ở những chú chó khi bị co giật, toàn thân, tứ chi của chúng đều co giật liên tục, miệng không thể khép lại được.
Xem thêm: Bảng giá dịch vụ trông giữ chó mèo hàng ngày của Petmart
Phương pháp điều trị khi chó bị co giật
Chẩn đoán
Khi chẩn đoán co giật cho chó phải dựa vào 2 yếu tố cơ bản đó là: độ tuổi lúc khởi phát và biểu hiện động kinh (loại và tần số).
Nếu chó của bạn lên cơn co giật hơn hai lần trong tuần thì bác sĩ sẽ có những chẩn đoán khác so với bệnh thần kinh vô căn.
Đối với những chú cún có độ tuổi nhỏ hơn sáu tháng hoặc những chú chó già có tuổi đời lớn hơn năm năm thì đây có thể xuất phát từ não bộ của chúng, đối với những chú chó già thì bệnh này còn xảy ra do bệnh đường huyết của chúng.
Trong khi đó, các cơn động kinh cục bộ hoặc sự hiện diện của chứng thâm hụt thần kinh cho thấy là do structural intracranial disease (bệnh nội sọ cấu trúc), các triệu chứng thể chất có thể bao gồm tim đập nhanh, co thắt cơ, khó thở, huyết áp thấp, mạch yếu, ngất xỉu, sưng não và co giật rõ ràng.
Các cơn co giật nhẹ thường sẽ qua đi mà không cần làm gì, tuy nhiên, chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các lần co giật sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
Phòng thí nghiệm và xét nghiệm sinh hóa có thể cho biết:
- Đường huyết thấp
- Suy thận và suy gan
- Gan nhiễm mỡ
- Máu bị mắc một bệnh truyền nhiễm
- Các bệnh do virus hoặc nấm
- Các bệnh trên cơ thể nói chung
Điều trị
Để điều trị cho chó một cách tốt nhất bạn nên đưa chúng đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Bạn không cần phải quá lo lắng cho chó của mình bởi thường các bệnh động kinh sẽ được điều trị ngoại trú và bạn có thể chăm sóc cho chó của mình một cách tốt nhất tại nhà kết hợp với sự theo dõi của bác sĩ.
Đối với những chú chó có tiền sử bệnh động kinh sẽ được chuyên gia khuyến cáo rằng không bơi lội để ngăn chặn việc gặp tai nạn.
Những chú chó bị bệnh động kinh thường khó kiểm soát cân nặng và thường tăng cân nhanh chóng vì vậy việc theo dõi khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng của chó là điều hết sức quan trọng.
Một số trường hợp co giật xảy ra do các khối u trong cơ thể chúng gây nên, đối với trường hợp này chúng phải tiến hành các cuộc phẫu thuật để loại bỏ các khối u có trong cơ thể.
Một số loại thuốc có tác dụng ức chế tạm thời các cơn co giật tạm thời ở động vật như corticosteroid, thuốc chống động kinh và thuốc chống co giật.
Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của những chú chó mà chúng sẽ có đơn thuốc sao cho phù hợp nhất.
Chăm sóc
Bên cạnh việc điều trị nhanh chóng và kịp thời thì chế độ chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe của những chú chó. Nếu không được chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh sẽ nặng thêm và dẫn đến các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Hãy đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y để kiểm tra nếu chúng có những biểu hiện bất thường, trước khi những điều không may xảy đến với chó của bạn.
Nếu chó của bạn đã có tiền sử bệnh động kinh thì chúng rất cần sự theo dõi sát xao của bạn để tình trạng bệnh được cải thiện và tránh tái phát trở lại.
Phòng ngừa chó bị co giật
Vào thời tiết lạnh giá cần đảm bảo những chú chó đủ ấm, lớp lông không thể bảo vệ những chú chó khỏi thời tiết khắt nhiệt vì vậy cần bổ sung cho chúng những chiếc áo. CHú ý vận động nhẹ nhàng vào những ngày này để tránh cơ của chúng bị co rút.
Còn đối với mùa hè nắng gắt, những chú chó cần tránh hoạt động quá nhiều ngoài trời gây mất nước và các chất điện giải, điều đó dễ khiến chúng mệt mỏi, stress gây nguy cơ co giật cao hơn.
Kiểm soát chế độ ăn uống, dinh dưỡng để đảm bảo không thiếu cũng như thừa chất để chúng luôn có một thể trạng tốt nhất tránh bệnh tật.
Thường xuyên đưa thú cưng của bạn đến các cơ sở thú y định kỳ để tiến hành kiểm tra, theo dõi sức khỏe và tiêm phòng định kỳ nhằm tránh tối đa các bệnh chứ không riêng gì bệnh co giật ở chúng.
Bước đầu khi chó của bạn có tình trạng co giật nhẹ thì bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng, sau đó đứa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
Kết luận
Chúng tôi đã cung cấp trên đây một số thông tin về tình trạng co giật ở chó, hi vọng có thể giúp ích được bạn trong quá trình chăm sóc thú cưng.
Xem thêm:
Chó bị rụng lông nhiều, nổi mẫn đỏ phải làm sao