Nếu muốn đặt một biệt hiệu cho mèo, nhiều người có thể nghĩ đến “thông minh”,” nhanh nhẹn” và thậm chí là “ranh mãnh”, nhưng khi nói về chó, hầu hết mọi người sẽ có ấn tượng là “lòng trung thành”, hay theo như lời của các bà mẹ thì đây chính là đứa bé ngoan ngoãn: con nhà người ta. Trên thực tế, lòng “trung thành” chó thì quá rõ ràng rồi những liệu chúng có “trung thực” như chúng ta nghĩ không? Có khi nào sau những cái chớp mắt ngây thơ đấy lại là vô số những lời nói dối?
Sự trung thực không lời giải
Đối với những người nuôi chó, sự tồn tại của chúng không chỉ là niềm vui cho cả gia đình, mà còn là sự yên tâm nữa. Suy cho cùng thì sự cảnh giác của chó rất đáng tin cậy. Tiếng sủa cảnh báo lớn có thể giúp chúng ta tránh được nhiều nguy hiểm tiềm tàng trước những tiếng bước chân và mùi lạ. Tuy nhiên, đôi khi những người chủ cũng sẽ thấy khó hiểu và không thể giải thích khi chó của mình tự nhiên sủa. Ngoại trừ các yếu tố cơ thể khó chịu, thì rõ ràng cũng không có bóng dáng của những người chuyển phát nhanh và cũng không có mùi gì lạ. Nhưng lần nào chúng cũng sủa một cách đặc biệt lo lắng, khiến người chủ phải đi lại trước cửa một lúc, và ba lần bảy lượt chắc chắn rằng không có kẻ xấu nào xuất hiện/ có tên biến thái nào đang theo dõi. Sau nhiều lần lặp đi lặp lại, những người chủ cũng nghi ngờ – liệu có khả năng chó của mình đang làm “cậu bé chăn cừu” không? Tuy nhiên rất nhiều người vẫn tin tưởng vào lòng trung thành và dũng cảm được thừa hưởng từ thời cổ đại của chúng, nên hầu hết mọi người đã không nghiên cứu sâu về chuyện đó, thậm chí còn tự an ủi, và nghĩ rằng chó của mình chỉ quá cảnh giác, thậm chí thưởng cho chúng.
Sự thật sau những thí nghiệm
Sàng lọc sự trung thực của những chú chó không chỉ liên quan đến sự tò mò của những người chủ của chúng, mà còn từng là chủ đề nghiên cứu khoa học động vật. Năm nay, một nhóm các nhà nghiên cứu từ đại học Zurich, Thụy Sĩ đã sử dụng các thí nghiệm được thiết kế kĩ càng để nghiên cứu phản ứng hành vi của 27 chú chó. Và kết luận cuối cùng là thực ra chúng biết lừa dối mọi người. Một mặt là vì lợi ích riêng của mình, mặt khác là để thể hiện thái độ rõ ràng hơn với người mà chúng không thích.
Khi bắt đầu thí nghiệm, các nhà khoa học đã huấn luyện chúng tiếp xúc và làm quen với hai người làm thí nghiệm riêng biệt để thiết lập xu hướng cảm xúc cơ bản đối với họ. Người làm thí nghiệm A sẽ khen và trao phần thưởng thức ăn sau khi chúng trả lời và làm đúng với mệnh lệnh của họ. Người làm thí nghiệm B sẽ không làm vậy, ngay cả khi chúng có phản ứng chính xác, cô cũng sẽ không đưa ra phản hồi tích cực, thay vào đó cô sẽ để chúng nhìn thấy cô cho thức ăn vào túi của mình và thậm chí giơ hai bàn tay trắng ra để thể hiện sự “bất lực”. Sau khi lặp đi lặp lại nhiều lần kiểu huấn luyện này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những chú chó tự nhiên gần gũi hơn với người làm thí nghiệm A (những người đóng vai “mẹ ruột”), nhưng ngược lại lại khinh khỉnh với B.
Sau bước đệm này, các nhà khoa học cho chúng thấy ba chiếc hộp khác nhau, hai trong số đó chứa đầy đồ ăn nhẹ cấp “mĩ vị” và “hỗn độn” và hộp cuối cùng trống rỗng. Nhiệm vụ của các chú chó là đưa người làm thí nghiệm A và B đến nơi cất giữ các hộp. Còn người làm thí nghiệm A và B sẽ tiếp tục kiểu cách trước đó. Nếu các chú chó chọn một hộp chứa thức ăn, A sẽ thưởng cho chúng; B tiếp tục đóng vai “mẹ kế”, bỏ thức ăn vào túi. Tuy nhiên, các chú chó bị B trêu chọc cũng không phải hoàn toàn hết cơ hội. Sau khi B rời đi, chủ của chúng sẽ xuất hiện và đưa chúng đi chọn lại hộp. Lúc này nếu các chú chó chọn hộp có thức ăn, chủ nhân sẽ cho chúng ăn như đã hứa.
Giờ là câu hỏi khó dành cho các chú chó. Hợp tác với A là tốt, nhưng với lại B lại không như vậy, chọn hộp nào cũng không cho. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người chủ đã khiến tình hình xoay chuyển. Nếu các chú chó cố tình dẫn dắt B đi chọn hộp “hỗn độn” hoặc thậm chí là hộp trống, thì khi chủ đến, chúng vẫn có cơ hội. Nhưng các chú chó có thực sự làm như vậy không?
Kết quả cho thấy, đại đa số các chú chó sau đó đã bắt đầu cố tình dẫn dắt B đến chọn hộp “hỗn độn” thậm chí hộp trống , sau đó chúng lại tìm đến chủ của mình và nhận phần thưởng . Rõ ràng các chú chó linh hoạt hơn nhiều so với chúng ta mong đợi. Chúng thực sự là đã nói dối vì lợi ích riêng, đồng thời có xu hường lừa dối những người mà chúng không thích.
Câu trả lời có thể
Quay trở lại câu hỏi ở đầu bài viết, đối với những chú chó quá cảnh giác, có khả năng chúng đang nói dối hay không? Theo kết luận của các thí nghiệm trên, không loại trừ khả năng rằng vì những người chủ lặp lại hình thức khen thưởng nhiều lần khi chúng sủa cảnh báo, nên chúng đã làm vậy để nhận thưởng nhiều hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn có thời điểm nào đó bạn ra các hình phạt – chẳng hạn như cắt nguồn thịt/ quên đưa chúng đi dạo hoặc một cái gì đó khác , thì không loại trừ trường hợp chúng sẽ coi bạn là “mẹ kế” để trả thù đâu…