in

Hiện tượng chó bị liệt 2 chân sau yếu không đi được

Hiện tượng chó bị liệt 2 chân sau yếu không đi được
Hiện tượng chó bị liệt 2 chân sau yếu không đi được

Giống như con người, chó bị liệt 2 chân sau là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Mặc dù không thường xuyên xảy ra nhưng cũng không phải hiếm gặp. Theo Petmart tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu đến từ môi trường bên ngoài (vận động) và bên trong (chế dộ dinh dưỡng)

Chó bị liệt 2 chân sau là bệnh gì? Tại sao chó bị liệt 4 chân?

Trường hợp chó bị đau chân hoặc chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau sen phải chú ý đưa đến cơ sở thú y gần nhất để được tư vấn y khoa nhé. Chậm xíu thôi là thú cưng mất luôn khả năng di chuyển đấy!

Do hoạt động quá mạnh

Đây là nguyên nhân thứ yếu, tuy không phổ biến nhưng không phải không có khả năng. Việc chó được huấn luyện, chạy nhảy liên tục, không đủ thời gian nghỉ ngơi hồi sức, đặc biêt là trong các bài tập luyện cơ, quân đội như kéo lốp xe, nhảy cao, chạy bền. Dẫn đến việc cơ bắp suy yếu, lâu dần sẽ bị yếu chi sau và cả chi trước

Tốt nhất là nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp cho chó trước và sau mỗi buổi tập. Phải vuốt ve, động viên, điều này hỗ trợ tinh thần cho chó rất lớn.

Thêm vào đó, bạn có thể cho chó khởi động nhẹ nhàng với các bài chạy bộ, từ từ hãy nâng chế độ tập luyện lên mức cao hơn. Mục đích là để cơ được làm nóng. Thời gian lý tưởng cho mỗi bài tập nên cách nhau 30 phút

Do chăm sóc không đúng cách

Một, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thích gì cho ăn nấy, nuông chiều chó quá mức, dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, chó bị bép phì, lười vận động, lâu dần các chi sau sẽ yếu dần đi.

Hai, do nuôi nhốt lồng quá nhiều, dẫn đến việc vận động chạy nhảy tự nhiên của chó bị hạn chế, trường hợp này nếu cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ, thậm chí chó sẽ bị liệt luôn 2 chi sau đấy

Do chó mắc bệnh hạ bàn

Hạ bàn ở chó là tình trạng hai chân sau bị gập hẳn xuống, khuỷu chân sau chạm đất khiến chó không thể đi lại bình thường.

Lâu dần nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng sang bại liệt. Về bản chất, hạ bàn là kết quả của sự thiếu chất, thiếu dinh dưỡng lâu dài ở chó (thiếu canxi). Đặc biệt trong độ tuổi dưới 1 năm, chó nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, rất dễ mắc bệnh này

Lý do khác mà chó bị hạ bàn nhưng thường gặp ở các giống chó lớn là việc không được chạy nhảy, bị nuôi nhốt quá lâu, dẫn đến cơ và xương suy yếu dần. Tốt nhất chủ nhân nên dắt chó đi dạo mỗi buổi chiều tối để xã stress nhé

Do bổ sung thiếu Canxi cho chó

Canxi là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe xương khớp của chó, nhất là trong độ tuổi phát triển. Đó là lý do, bổ sung thiếu canxi có thể coi là nguyên nhân chó bị liệt 2 chân sau.

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 tình trạng là chó bị hạ bàn và chó bị liệt 2 chân sau. Khỏi cần nói cũng biết do chế độ ăn uống không đảm bảo đủ canxi hằng ngày, hoặc do chủ nhân keo kiệt, ích kỷ, thích cho chó ăn gì thì cho.

Một trường hợp khác là do dùng canx không đúng cách. Cụ thể là không bổ sung canxi đều đặn hằng ngày cho chó trong độ tuổi phát triển. Dẫn đến xương khớp không phát triển bình thường, xương yếu, dễ gãy.

Chó bị trúng gió liệt chân

Chó bị trúng gió liệt chân phải làm sao? Khi chó bị trúng gió, nó có thể bị liệt chân do tình trạng viêm não. Một số biểu hiện chính của chó bị trúng gió liệt chân có thể bao gồm:

  • Khó khăn trong việc di chuyển: Chó bị trúng gió liệt chân sẽ gặp khó khăn trong việc di chuyển và có thể đi lắc lư theo một hướng cụ thể.
  • Mất cân bằng: Chó có thể mất cân bằng và không thể duy trì thăng bằng tốt.
  • Khó khăn trong việc đứng lên và nằm xuống: Chó có thể gặp khó khăn trong việc đứng lên và nằm xuống, và có thể cần sự giúp đỡ.
  • Không thể chạy nhanh: Chó không thể chạy nhanh và có thể gặp khó khăn trong việc chuyển động nhanh.
  • Đi đứng lảo đảo: Chó đi đứng lảo đảo và có thể gãy chân.

Dấu hiệu chó tự nhiên bị liệt 2 chân sau

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu chó bị yếu hai chân sau dưới đây:

  • Chó khó đứng dậy bằng 2 chân sau
  • Đi lại mất cân bằng, miễn cưỡng hoạt động
  • Khớp 2 chân sau cứng, có dấu hiệu sưng
  • Chân có thể bị đau, tê liệt hoặc mất cảm giác
  • Có sự bất ổn (chân sau lung lay)
  • Đi bằng hai chân sau rất gần nhau

Một trường hợp điển hình khác mà chủ dễ bỏ qua đó là chó vẫn hoạt bát, nhưng lười vận động. Kết hợp với các nguyên nhân chó bị liệt 2 chân sau trên. Tốt nhất là bạn nên đưa chó đi thú y ngay.

Chẩn đoán Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Bạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử đầy đủ của chó, khởi phát các triệu chứng, và các sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như vết bọ ve cắn gần đây, hoặc các vết thương do nhảy hoặc ngã.

Quy trình chuẩn đoán cụ thể như sau

  1. Cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh của chó, sự cố liên quan….
  2. Bác sĩ kiểm tra khả năng di chuyển của chó, kiểm tra khớp xương, đầu gối….
  3. Xét nghiệm máu, phân tích nước tiểu, hóa sinh căn bản tìm nguyên nhân
  4. Chụp X-quang khu vực nghi ngờ rồi kết luận

Các tình trạng khác có thể dẫn đến sự gián đoạn của các đường thần kinh có thể thể hiện rõ ràng trên hình ảnh X quang, chẳng hạn như khối u, khối tắc nghẽn hoặc dây thần kinh bị viêm.

Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp X quang đặc biệt gọi là tủy đồ. Quá trình này sẽ bao gồm tiêm một thuốc tương phản (thuốc nhuộm) vào cột sống, tiếp theo là chụp x-quang để giúp bác sĩ quan sát tủy sống và đốt sống chi tiết hơn.

Nếu các kỹ thuật hình ảnh này không hữu ích, bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) não và cột sống của chó, cả hai đều cho hình ảnh cực kỳ chi tiết về não và cột sống của chó.

Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y có thể lấy mẫu dịch xung quanh cột sống của chó để phân tích hoặc các mẫu từ cơ hoặc sợi thần kinh để sinh thiết. Những phân tích này có thể xác định sự hiện diện của nhiễm trùng ở não hoặc cột sống.

Cách chữa trị chó bị liệt 2 chân sau

Quá trình cách chữa trị chó bị liệt 2 chân sau phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, trong trường hợp chó không thể tự đi tiểu, hoặc đại tiện, thì lập tức đưa chó vào thú y ngay. Đây là biểu hiện của việc chó đã mất nhận thức, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Trường hợp nguyên nhân được xác định do thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, cách chữa trị chó bị liệt 2 chân sau là phẫu thuật. Các giải pháp khác như thuốc chống viêm chỉ có tác dụng tạm thời chứ không dứt điểm được.

Trường hợp khối u nếu phát hiện sớm, có thể tiến hành phẫu thuật ngay, càng sớm thì khả năng phục hồi của chó càng cao.

Ngoài ra có thể áp dụng 1 số cách khác như:

  • Điện châm ( kích thích điện lên huyệt qua kim châm)
  • Thủy châm (thuốc tiêm chó bị liệt vào huyệt)
  • Phương pháp cứu: Dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích phản ứng cơ thể gây điều khí và giảm đau để phòng và trị bệnh.

Trong quá trình điều trị, tốt nhất là nên cho chó nằm viện từ 7-10 ngày để theo dõi thêm. Sau khoảng 2 tuần, nếu không có biến chứng xảy ra, bạn có thể đón boss về nhà rồi.

Bác sĩ thú y sẽ lên kế hoạch kiểm tra sự tiến triển của chó để có thể điều chỉnh phương pháp điều trị cho phù hợp.

Cách chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc chó ở nhà. Đôi khi chó có thể chống lại sự chăm sóc của bạn do đau đớn, nhưng việc chăm sóc chặt chẽ và nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ những phản ứng đáng sợ.

Nếu có thể, hãy nhờ một người khác giữ chó trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc, hoặc quấn tã cho chó để nó không thể vặn vẹo quá nhiều.

Điều quan trọng là bạn cần chăm sóc chó đúng cách để nó có thể hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y một cách cẩn thận. Nếu bác sĩ thú y đã kê đơn thuốc, hãy chắc chắn cho chó dùng thuốc đầy đủ, ngay cả sau khi chó có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc vấn đề gì về chó của bạn, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y, và không cho chó dùng thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y, như một số loại thuốc dành cho người có thể độc hại đối với động vật.

Trong một số trường hợp, nếu bệnh liệt không thể điều trị được nhưng chó của bạn vẫn khỏe mạnh thì nó có thể được trang bị một chiếc xe lăn cho chó bị liệt 2 chân sau để giúp nó di chuyển.

Hầu hết xe lăn cho chó bị liệt 2 chân sau đều rất dễ thích nghi. Đương nhiên là, nếu chó đã bị bệnh liệt thì nó phải được triệt sản để nó sẽ không có nguy cơ bị tổn thương thêm do giao phối.

Các cách bổ sung Canxi cho Chó Bị Liệt 2 Chân Sau

Sử dụng thuốc bổ sung canxi cho chó

Cách đơn giản nhất để bổ sung canxi cho chó là dùng các loại thuốc giúp tăng cường canxi, tương tự như thực phẩm chức năng ở người.

Canxi Đức (NUTRICAL)

Canxi Đức là dòng sản phẩm chuyên bổ sung canxi cho những giống chó to lớn, chó nghiệp vụ như: chó Becgie Đức, chó Béc Bỉ Malinois, chó Rottweiler, chó Doberman, …

Thành phần: Canxi, photpho, vitamin A, D3, C có giá trị dinh dưỡng cao.

Công dụng:

  • Bổ sung một lượng lớn canxi giúp xương chó cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Đảm bảo khung xương chó phát triển đầy đủ trong giai đoạn trưởng thành.
  • Thúc đẩy quá trình liền xương nhanh hơn đối với chó bị gãy xương hoặc mắc bệnh lý về xương.

Đối tượng: Sử dụng cho chó trên 2 tháng tuổi. Nhất là đối với trường hợp cần bổ sung một lượng lớn canxi như: chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú, chó bị yếu hai chân sau.

Cách dùng: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ vì mỗi độ tuổi sẽ có liều lượng khác nhau. Thông thường mỗi ngày sẽ uống 1 viên / 10kg thể trọng.

Canxi Mỹ (Canxi Calcium PhosPhorus)

Thuốc Canxi Calcium Phosphorus được sản xuất và nhập khẩu từ Mỹ, có thể sử dụng cho tất cả các giống chó. Thuốc bổ sung một lượng lớn canxi giúp giảm thiểu tình trạng chó mắc bệnh còi xương, hạ bàn, yếu 2 chân sau, …

Thành phần: Canxi, Phospho, Vitamin D3.

Công dụng: Ngoài việc bổ sung trực tiếp canxi cho cơ thể, thuốc Canxi Mỹ còn chứa vitamin D3 giúp chó dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ tối đa canxi từ các thực phẩm bổ sung hằng ngày.

Đối tượng: Thích hợp với chó đang mang thai và cho con bú, chó nghiệp vụ trong giai đoạn trưởng thành, chó còi xương suy dinh dưỡng, …

Cách dùng: Nên dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không dùng quá 3 viên một ngày. Thông thường, đối với chó trưởng thành thì có thể cho uống:

  • 1/2 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó cần bổ sung canxi.
  • 1 viên / ngày / 10kg thể trọng đối với chó mẹ mang thai và cho con bú, chó phục hồi sau chấn thương.

Canxi Thái (SLEEKY)

Đây là sản phẩm nhập khẩu từ Thái Lan nên giá thành sẽ rẻ hơn 2 loại trên rất nhiều. Chất lượng thì vẫn tốt như các loại thuốc Canxi nhập từ Đức hay Mỹ.

Thành phần: Vitamin tổng hợp, Canxi, Phospho

Công dụng: Giúp bổ sung dinh dưỡng, canxi, các loại vitamin và chất khoáng giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.

Cách dùng: Đối với chó trưởng thành: 1 viên / ngày / 10kg thể trọng. Không sử dụng quá 3 viên một ngày.

Lưu ý: Bạn có thể cho chó dùng các loại thuốc trên theo đường uống hoặc trộn vào trong thức ăn. Nhưng nên nhớ, khi trộn thì nhiệt độ thức ăn phải dưới 40 độ C. Khi thức ăn quá nóng có thể khiến một số chất trong thuốc bị mất đi.

Xương Canxi

  • Giúp bổ sung canxi cho chó
  • Giúp chắc răng, khỏe hàm, gia tăng lực cắn.
  • Đối với chó bị ngứa răng, cho gặm hàng ngày sẽ giúp chúng bớt cắn phá đồ đạc trong nhà hơn.
  • Có thể dùng như đồ khen thưởng trong quá trình huấn luyện.

Cho ăn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều canxi

Bổ sung tôm, cá, cua, các loại xương, …

Những loại thực phẩm có lớp vỏ sừng bên ngoài như: tôm, cá, cua, ốc, … chứa một lượng canxi rất lớn. Khi chế biến cho cún ăn, bạn lưu ý không được bỏ lớp vỏ bên ngoài.

Nên cho chó gặm thêm các loại xương cứng như: ống bò, ống heo. Đối với chó nhỏ thì có thể cho gặm các loại xương mềm như: cổ gà, cổ vịt, xương sườn.

Bổ sung sữa cho chó

Các loại sữa cho chó có chứa một lượng Canxi và dưỡng chất khá lớn. Bạn có thể cho chúng uống đều đặn mỗi ngày ngay từ khi còn bé. Lưu ý là không cho chó uống sữa của người vì thành phần sữa người và sữa chó khác nhau nên rất dễ bị đi ngoài.

Thức ăn viên

Bạn nên chọn các thương hiệu thức ăn khô cho chó giúp bổ sung canxi. Nên xem kỹ thành phần trước khi mua để chắc chắn lượng canxi chứa trong đó như thế nào. Thức ăn khô thì dễ gây táo bón, bạn chỉ nên cho cún ăn khoảng 3-5 bữa / tuần.

Lưu ý nhỏ: Ngoài việc bổ sung canxi thông qua thức ăn và các loại thuốc bổ trợ, bạn cũng cần cho chó tập luyện và chạy nhảy thường xuyên. Tuyệt đối không nhốt một chỗ vì như thế dễ khiến cún bị yếu chân.

Bổ sung canxi cho chó qua từng giai đoạn

Chó dưới 2 tháng tuổi

Giai đoạn này chó vẫn bú sữa mẹ. Bạn nên bổ sung canxi cho chó mẹ thay vì chó con, vì nguồn canxi chủ yếu chúng lấy sẽ từ sữa mẹ mà ra.

Chó từ 2-6 tháng tuổi

Giai đoạn chó bắt đầu ăn dặm. Bạn nên cung cấp một chế độ dinh dưỡng hợp lý + bổ sung thêm các loại thuốc Canxi ở trên.

Chó từ 9 tháng – 1 tuổi

Giai đoạn dậy thì nên lượng canxi cần bổ sung cực kỳ lớn cho khung xương phát triển tới kích thước tối đa. Kết hợp bổ sung canxi qua xương + thuốc + sữa uống.

Chó từ 1 tuổi trở đi

Sau 1 tuổi, chó gần như đã phát triển đầy đủ. Lúc này, bạn vẫn cần bổ sung canxi đều đặn nếu không chó rất dễ bị còi xương, gầy gò và yếu 2 chân sau.

Kết luận

Như vậy Petmart đã tổng hợp và đưa ra giải pháp khi chó bj liệt hoặc yếu 2 chân sau. Tóm lại, cách tốt nhất là đưa đến bác sĩ thú y, sau đó thì thực hiện tuần tự theo hướng dẫn của bài viết đã nêu.


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 892 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 222 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chó bị Đau Mắt không mở được? Dùng Thuốc gì chữa NHANH nhất

Chó Bị Gãy Chân: Phải Làm Sao Đây Và 5 Bí Quyết