Là một loài thông minh, trung thành, hiếu động, thích chạy nhảy, nhưng với cơ sở vật chất ở tphcm và Hà Nội, hiếm có chú chó nào có khoảng xanh để tung tăng, vui đùa. Vậy nên, việc chó bị gãy xương chân khi gặp tai nạn ở ngoài đường là điều không hiếm.
Vậy chủ phải làm gì, dành 10 phút đọc bài viết của Petmart để biết thêm chi tiết nào
Phân loại gãy xương ở chó
Gãy xương ở chó được phân loại thành gãy xương kín và gãy xương hở. Gãy xương hở là trường hợp xương gãy lồi ra ngoài ra và lộ rõ ra ngoài. Gãy xương kín thì ngược lại
Một số tai nạn hi hữu, chó không bj gãy cả khúc xương, mà gãy một miếng xương nhỏ. Biểu hiện lâm sàn của gãy xương trên không rõ ràng, nhưng thường gây đau đớn và cáu gắt cho chó
Lưu ý, chủ nhân cần phân biệt giữa gãy xương và giãn cơ, giãn dây chằng ở chó, vì chúng cũng gây đau nhức, khó khăn trong di chuyển
Kiểm tra xem chó bị gãy chân hay không?
Đây là bước đầu tiên bạn cần làm để xác định được phương pháp điều trị. Gãy xương thường được chia thành 2 loại:
- Do các tác nhân bên ngoài: ví dụ như bị tai nạn, bị ai đó đá vào, bị cắn…
- Do bệnh lý: ví dụ như 1 chú chó bị loãng xương có thể bị gãy xương khi nhảy từ trên ghế xuống
Bạn hãy kiểm tra xem chú chó có mình có bị gãy xương thật hay không bằng một vài nhận biết sau:
- Chân của chó có bị biến dạng hay không: như cong đi, dài hoặc ngắn hơn bình thường…
- Chỗ đau có thể kèm sưng đỏ, bong gân…
- Chó đi lại rất khó khăn, không như lúc bình thường, tỏ ra đau đớn
Nếu đã xác định được chó bị gãy chân, bạn cần xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Top 6 rọ mõm cho chó rottweiler an toàn, giá tốt
Kiểm tra chó bị gãy chân bằng chụp X-quang
Chụp X-quang là cách chính xác nhất để xác định mức độ tổn thương. Đồng thời nếu như bạn vẫn chưa xác định được chó có bị gãy chân hay không thì x-quang cũng là 1 phương pháp tối ưu. Vì nhiều khi chó bị gãy xương, nhưng chân không có biến dạng nhiều và không có tổn thương phần mềm như sưng tấy.
Hình ảnh của X-quang sẽ giúp cho các bác sĩ tìm được phương pháp điều trị đúng và việc băng bó sẽ trở nên chuẩn xác hơn. Tuy vậy có đôi khi chụp X-quang cũng không xác định được vị trí xương gãy, nên 1,2 ngày sau bạn hãy mang chó đi kiểm tra lại các khu vực bị ảnh hưởng.
Cách điều trị chó bị gãy chân
Nếu chó chỉ bị bong gân, sưng tấy thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm đá và nước nóng. Lưu ý là lúc ban đầu bạn chườm đá để giảm mức độ sưng tấy. Sau đó mới chườm nước nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn. Không nên làm ngược lại. Sau đó hãy cho chó nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều.
Nếu chó bị gãy chân, bạn hãy bình tĩnh và làm theo các bước sau:
- Tìm và đeo rọ mõm cho chó của bạn. Việc này rất cần thiết vì lúc sơ cứu có thể bạn sẽ làm chó đau và hoảng sợ. Có nguy cơ là chúng sẽ quay lại cắn bạn.
- Xác định chân bị gãy và tìm 2 thanh gỗ rộng dẹt đủ chiều dài chân chó. Đặt 1 miếng bên trong và 1 miếng bên ngoài chân, rồi dùng băng gặc quấn lại. Sau đó hãy nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y. Nếu bạn không tự thực hiện được, hãy đưa chó đến ngay các cơ sở thú y.
Các phương pháp điều trị
Sau khi đưa chó đến bác sĩ thú y, qua quá trình chụp X-quang, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phú hợp nhất. Thông thường sẽ có 2 phương pháp điều trị là: cố định bên trong và cố định bên ngoài:
- Cố định bên ngoài là phương pháp dùng thạch cao, nẹp, băng gạc. Đây là phương pháp mà chúng ta hay gọi là bó bột. Cách này áp dụng với những tổn thương không nghiêm trọng. Nẹp, thạch cao đều không có tác dụng trong việc điều trị mà chỉ có tác dụng để cố định chân chó. Làm cho chúng không vận động được nhiều. Qua đó thúc đẩy nhanh quá trình liền lại của xương.
- Cố định bên trong là phương pháp dùng đinh, ốc… Phương pháp này cần phải phẫu thuật và đòi hỏi bác sĩ có 1 trình độ cao. Cách này chưa được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở thú y. Tuy vậy tại Petmart, các bác sĩ rất có kinh nghiệm trong việc phẫu thuật và thực hiện phương pháp cố định bên trong. Rất nhiều các chú chó bị gãy chân được đưa đến Petmart và đi lại được nhờ phương pháp này.
Tham khảo: 9 thương hiệu xương gặm cho chó tốt, an toàn nhất
Chăm sóc chó sau khi bị gãy chân
- Bạn hãy để chó nằm yên 1 chỗ, tránh không cho chúng hoạt động nhiều
- Đảm bảo chỗ nằm luôn được sạch sẽ, thoáng mát
- Tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, vitamin A,D… Hãy cho chú chó của bạn đi tắm nắng sớm
- Cho chúng đi kiểm tra thường xuyên nếu điều kiện cho phép
Thông thường, chỉ từ 3-4 tuần là xương có thể cử động nhẹ. 12-16 tuần xương sẽ liền thành 1 khối, chó sẽ cơ bản hồi phục hoàn toàn. Bạn cần lưu ý là chó con sẽ liền xương nhanh hơn chó to, nên hãy chú ý đến chúng nhiều hơn.
Đề phòng chó bị gãy chân
- Hạn chế cho chó vui chơi ngoài đường vì rất dễ xảy ra tai nạn
- Khi cho chó đi vệ sinh hoặc đi dạo, hãy luôn đeo dây xích cho chúng. Đặc biệt là với những chú chó hiếu động
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết để ngăn ngừa loãng xương
Xem thêm: Bảng giá dịch vụ trông giữ chó mèo hàng ngày của Petmart
Câu hỏi thường gặp khi chó bị gãy xương
Câu 1: Chó bị gãy xương chân có tự lành không?
Chân chó bị gãy có thể tự lành. Nhưng khi chân chó bị gãy mà tự lành có thể lành sai vị trí và gây ra nhiều vấn đề hơn sau này. Vì thế nếu nghi ngờ con chó của bạn bị gãy chân, bạn nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ thú y ngay lập tức. Trong thời phải chờ đợi bác sĩ thú y khám, bạn nên hạn chế cho chó vận động
Câu 2: Thời gian xương chân chó bị gãy tự lành mất bao lâu?
Trường hợp khi xương chân chó bị gãy và tự lành, trong 4-5 ngày đầu tiên sẽ bị viêm, sau thời gian này quá trình tự lành phần xương gãy sẽ bắt đầu. Thời gian chữa lành xương gãy có thể mất từ vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy và tuổi của chó.
Kết luận
Để hạn chế tối đa trường hợp chó bị gãy xương chân, sen nên chú ý nhiều hơn vào boss, nên lựa chọn công viên, hoặc phố đi bộ để chó chạy nhảy thoãi mái, hạn chế thả rông ra đường nhé.