in

Chó bị sổ mũi phải làm gì, thuốc trị sổ mũi cho chó có mấy loại

Đối với người nuôi thú cưng, chắc hẳn ai cũng quan tâm và lo lắng về tình trạng sức khỏe của cún cưng nhà mình.

Một trong những bệnh cảm vặt hay gặp ở chó là căn bệnh sổ mũi, vậy người nuôi thú đã biết nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị cho chú chó nhà mình hiệu quả chưa.

Hãy cùng Petmart.info tìm hiểu thông tin về bệnh sổ mũi ở chó thông qua bài viết bên dưới của chúng tôi nhé.

Xem thêm:

Tất Cả Vấn Đề Sức Khỏe Cho Chó Từ A-Z

Chó bị chảy nước mũi là gì?

chó bị chảy nước mũi

Chó bị chảy nước mũi là căn bệnh phổ biến mà chó hay mắc phải, tuy nhiên không phải vì đây là căn bệnh thông thường mà bạn có thể lơ là điều trị.

Sổ mũi sẽ khiến cơ thể chó khó chịu và mệt mỏi, làm chó bỏ ăn thậm chó là sức khỏe suy giảm do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Nguyên nhân chó bị sổ mũi

chó bị chảy nước mũi

Chó bị sổ mũi do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó bạn cần để ý nguyên nhân gây bệnh cho chó từ đó có các điều trị hiệu quả.

Một số nguyên nhân gây sổ mũi thường gặp ở chó như:

Thời tiết thay đổi

Cũng giống như con người chúng ta hay bị cảm lạnh, sổ mũi đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi thì đối với chó cũng vậy.

Khi khí hậu thay đổi đột ngột từ năng sáng mưa, từ nóng sang lạnh, khiến những chú chó có sức đề kháng yếu dễ bị cảm lạnh và sổ mũi.

Đặc biệt đối với những chú chó con mới sinh và chó mẹ đang mang thai, đây là giai đoạn chó suy yếu và dễ bị bệnh nhất.

Môi trường sống thay đổi

Đối với những chú chó mới được nhận nuôi hoặc chuyển chỗ ở, thì chó cần thời gian để thích nghi với môi trường sống mới.

Thông thường chó sẽ bị sổ mũi đối với môi trường lạ, ngoài ra môi trường ở khu vực bạn sống đang bị ô nhiễm nặng nề cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó bị sổ mũi.

Vật lạ hoặc dị ứng

Chó bị di ứng với phấn hoa, mùi lạ, hít phải quá nhiều bụi hoặc bị vật lạ, côn trùng chui vào làm ảnh hưởng đến thành mũi bên trong.

Điều này, sẽ khiến các tế bào bên trong cơ thể chó chống lại các dị vật lạ xâm nhập bằng các chảy nước mũi.

Bệnh liên quan đến hô hấp

Giai đoạn mà chó dễ dàng mắc phải các căn bệnh hô hấp nhất là trong khoảng thời gian chó được 9 – 12 tháng.

Ngoài ra chó có thể bị viêm phế quản, viêm hoặc hoặc nhiễ virut, do đó bạn cần đặc bieetjt heo dõi và chăm sóc chú cún của mình trong khoảng thời gian nhạy cảm này.

Dấu hiệu nhận biết chó bị sổ mũi

chó bị chảy nước mũi

Khi chó nhà bạn có dâu hiệu bị sổ mũi bạn nên nhận biết nhanh chóng và sớm điều trị kịp thời để tránh tình tràn bệnh tình chó nặng hơn.

Một số dấu hiệu chó bị sổ mũi:

  • Mũi chó bị ướt
  • Chảy nước mũi
  • Mũi có rỉ bám ở hai bên lỗ
  • Màng trên mũi xuất huyến
  • Chó bị ngứa mũi: Chó thích địu mũi vào các đồ vật tỏng gia định, có tiếng xụt xịt trong hơi thở.
  • Trường hợp nặng hơn khiến chó tăng nhiệt độ, sốt.
  • Khi bắt đầu bệnh chó sẽ cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi và lười ăn

Khi nhận thấy chó có các dấu hiệu này, bạn cần đưa chó đi khám để biết được mức độ bệnh của chó và có những phương pháp điều trị thích hợp.

Cách chữa, điều trị chó bị chảy nước mũi

chó bị chảy nước mũi

Để điều trị hiệu quả căn bệnh sổ mũi ở chó, đầu tiên bạn cần giữ ấm cho chó, tránh cún tiếp xúc với gió đặc biệt là những luồn gió lạnh.

Không nên đưa chó đi tập luyện hoặc làm việc ở những môi trường có bầu không khí ô nhiễm, nhiều bụi hoặc những nơi ẩm thấp, điều này sẽ khiến tình trạng bệnh của chó trở nên tồi tệ hơn.

Cách điều trị khi chó bị viêm mũi

Sử dụng nước ấm và pha với một chút muối để vệ sinh cho chó, bạn có thể dùng một chiếc khăn nhúng vào nước đã pha, sau đó vắt ráo và lau cho chó để diệt vi khuẩn gây hại trên cơ thể chó.

Sau đó, sử dụng dung dịch nước muối sinh lý thông thường, hoặc sử dụng dung dịch natri cacbonat, hay nước muối ấm pha loãng để nhỏ vào mũi của chúng.

Ngoài ra:  bạn có thể sử dụng Axit Boric 2% nhỏ vào mũi chó mỗi ngày 3 lần, và mỗi bên cánh mũi nhỏ khoảng 3 giọt, sau đó sử dụng Vazolin bôi mũi hỗ trợ cho chó.

Cách điều trị chó bị chảy nước mũi do viêm phổi

Khi chó bị sổ mũi, cần thường xuyên được rửa mũi bằng nước muối sinh lý, cụ thể là mỗi tiếng rửa 1 lần, nếu như các triệu chứng của chó có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể giãn các thời gian ra.

Sau khi rửa mũi cho chó, bạn cần bôi Vazolin để ngăn tình trạng chảy nước mũi, tiếp đến cho chó uống penixiline (pheneximetinpenixiline), sunfadimezin (Sunfadimezinum – ND) và cho uống 3 cốc sữa nóng mỗi ngày.

Ở giai đoạn này, bạn không nên cho chó ăn thức ăn sống, bạn nên cho chó ăn thịt hầm và thịt xay nấu chín cho đến khi chó khỏi hẳn.

Bởi đây là giai đoạn sức đề kháng của chó rất yếu, điều này sẽ khiến của vi khuẩn trong đồ sống xâm nhập vào cơ thể chó, gây bất lợi cho sức khỏe của chúng.

Nắng âm buổi sáng giúp chó tổng hợp chất và diệt vi khuẩn một cách hiệu quả, bạn có thể chó chú chó của mình tắm nắng vào mỗi buổi sáng khoảng 5 phút.

Nếu bệnh tình chó vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đưa chó đến những cơ sở thú y uy tin để được khám và điều trị kịp thời, hiệu quả, không dẫn tới các biến chứng về sau này.

Bên cạnh đó, bạn cần cho chó uống thuốc theo đúng liều lượng và quy định của bác sỹ sau khi được đi khám để chó phục hồi một cách nhanh nhất.

Cách phòng tránh bệnh sổ mũi cho chó

chó bị chảy nước mũi

Đối với những nơi ẩm thấp và bụi bẩn chính là nguyên nhân chính gây bệnh ở chó, đặc biệt là căn bệnh sổ mũi mà chó hay mắc phải.

Đầu tiên, việc trực tiếp gây nên bệnh tình của chó chính là khu vực sống của chó, bạn cần giữ chỗ ngủ của chó luôn được sạch sẽ, gọn gàng và ấm áp.

Luôn cung cấp cho chó một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đây là yếu tố vô cũng cần thiết giúp chó luôn khỏe mạnh. Và đừng quên đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống của chó luôn đạt chất lượng và an toàn nhé.

Thường xuyên bổ sinh vitamin cũng như cân bằng chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày của chó giúp chúng tăng sức để kháng trước sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Vệ sinh các dụng cụ ăn uống của chó, hãy bảo đảm chúng luôn được vệ sinh thường xuyên, không tồn đọng thức ăn thừa ôi thiêu gây bệnh cho chó.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó sẽ giúp thú cưng ngăn ngừa được các căn bệnh xâm nhập và giúp chó khỏe mạnh hơn.

Đồng thời cúng giúp bạn tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh cho chó sau này nếu như chó mắc bệnh.

Do đó, khi chó chủ tuổi tiêm phòng bạn nên đưa chó đến các trung tâm thú y để được các bác sỹ tại đây tiêm phòng đầy đủ cho chó.

Khi nuôi nhiều thú cưng cùng lúc, để phòng tránh bệnh kịp thời cho cả đàn, bạn nên cách ly chú chó bị bệnh ra khỏi đàn.

Như vậy sẽ giúp phòng bệnh được chó các chú chó còn lại và tập trung chăm sóc, điều trị tốt nhất cho chú cún bị bệnh.

Kết luận

Chó bị sổ mũi là biểu hiện của những căn bệnh khác, do đó bạn cần phát hiện, chữa trị và phòng ngừa kịp thời cho chó nhà mình.

Giú cún có đầy đủ sức đề kháng để chông lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, từ đó luôn vui vẻ và thoải mái chơi đùa cùng bạn.

Đối với những chia sẽ trên của petmart.info sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc chú chó của mình hơn, chúc bạn và cún cưng của mình luôn khỏe mạnh.

Xem thêm:

Chó bị viêm da không nên ăn gì, có được tắm không


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 892 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 222 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nguyên nhân và cách xử lý khi chó bị chảy máu cam

Nguyên nhân và cách xử lý khi chó bị chảy máu cam

Chó bị viêm da không nên ăn gì, có được tắm không