in

Chó bị rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân, giải pháp điều trị

Chó bị rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân, giải pháp điều trị
Chó bị rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân, giải pháp điều trị

Rối loạn tiêu hóa ở chó là một bệnh thường gặp ở cho con, đa phần chó bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện của Parvo hoặc Care. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Ngược lại, chó trưởng thành thường ít gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên, một khi đã có biểu hiện thì khả năng bệnh đã tiến triển nặng.

Cùng Petmart dành 10 phút tìm hiểu chi tiết, dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng và điều trị khi chó bị rối loạn tiêu hóa nhé.

Dấu hiệu

Triệu chứng thường gặp như bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy. Chó có dáng đi liêu xiêu, bụng hóp, mắt trụng sâu. Khi đó cần đo nhiệt độ cho chúng.

Đặc biệt , có những thời điểm chó bị sốt cao nhưng vẫn bị run cầm cập như kiểu bị sốt rét. Đó chính là việc chúng bị nhiễm virut thương hàn gây ra triệu chứng sốt rét.

Ví dụ như giống Husky, chúng ta thường thấy chúng có hệ thống đường ruột khá là yếu ớt, vì trước đây Husky chủ yếu sinh sống ở khu vực Hàn đới, cho nên khi sinh sống ở một nơi hoàn toàn khác biệt như ở thành phố cũng như thói quen ăn uống thay đổi.

Vì thế, đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe và đặc biệt là đường tiêu hóa của cún cưng, một khi đường ruột xảy ra vấn đề thì sức khỏe của chúng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Khả năng tiêu hóa thức ăn của loài chó tương đối mạnh, dạ dày hình quả lê không theo quy luật, hàm lượng axit hydrochloric trong dạ dày lên đến 0,4% – 0,6%. Loại axit này khiến cho cấu trúc protein mở rộng, dễ dàng phân giải quá trình tiêu hóa.

Do đó, với một loài động vật có bản tính thích ăn thịt này thì việc yêu cầu ruột tiêu hóa protein khá cao.

Tuy nhiên, do loài chó đã chung sống với con người trong một thời gian dài, chúng cũng dần dần thích nghi với những thói quen ăn uống và sinh hoạt của con người, nhưng nói gì thì nói, vẫn có những loại thực phẩm không phù hợp với loài chó, khiến chúng gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa, người chủ nên chú ý ở điểm này.

Các biểu hiện này cũng có thể không phải do chó của bạn bị rối loạn tiêu hóa mà nó có thể là biểu hiện của các căn bệnh khác nữa trong cơ thể chó. Tiêu chảy thường là một dấu hiệu của rối loạn hệ tiêu hóa, nhưng nó có thể có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến chó bị rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân khiến chó bị rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân

Nếu chó bị tiêu chảy ra nhiều nước thường có liên quan đến sự tăng tiết, một tình trạng trong đó dịch dư thừa được tiết ra trong ruột. Điều này có thể là do chó, mèo bị nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy cũng có thể là do sự hấp thu kém, sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn.

Do ăn quá nhiều

Chắc hẳn điều này mọi người cũng đều hiểu rõ. Cũng như con người, ăn quá nhiều hoặc quá ít cũng gây nên các bệnh dạ dày, ăn no không những làm tăng nguy cơ bị béo phì, nghẹn, thậm chí còn bị bội thực. Nếu như một lúc ăn quá nhiều thức ăn, dạ dày phải co bóp nhiều, sẽ làm chúng ta vô cùng khó chịu, loài chó cũng vậy.

Hơn nữa, chó là loài động vật có thể chịu đói khá tốt, nên khi ăn quá nhiều đồ, tất nhiên sẽ khiến chúng không hề thoải mái, hiện tượng tức bụng, nôn ói bắt đầu xuất hiện.

Khi chúng bị nôn mửa, bạn phải chú ý quan sát tình trạng của chúng, xem chúng có một nôn thường xuyên và kéo dài sau, đồng thời để ý đến hình dạng đồ mà chúng nôn ra, nếu như bãi nôn ói có sủi bọt và hơi dính, thì phần lớn là thực quản của chúng có vấn đề.

Nếu nôn mửa liên tục, thường xuyên hoặc kéo dài, phải đưa cún cưng đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị.

Nhai lại

Nhiều người cho rằng chỉ có trâu bò là động vật nhai lại, nhưng hiện tượng này cũng xảy ra ở những chú chó, vì chúng ăn chủ yếu là nuốt chửng, không nhai kỹ. Vì vậy, sẽ có tình trạng là nhổ thức ăn ra, sau đó ngay lập tức lại ăn lại.

Tình trạng nôn này gọi là nôn sinh lý, nghĩa là không phải do tác động như thức ăn có vấn đề, ngộ độc hay sức khỏe bất thường, cho nên bạn không nên quá lo lắng hay bất an khi gặp tình huống như trên.

Viêm dạ dày cấp tính

Bệnh phổ biến xảy ra quanh năm thường thấy nhiều vào mùa hè khi thời tiết nóng và mưa ẩm ướt. Có 3 nguyên nhân có thể gây ra viêm dạ dày và ruột cấp tính ở chó.

  1. Do giun móc (Ancylostoma caninum) : giun móc có những móc nhọn bằng kitin cắm vào vách ruột non ở phần tá tràng, không tràng để hút máu, tạo ra những tổn thương và xuất huyết trong tổ chức niêm mạc ruột. Vi khuẩn có sẵn trong niêm mạc ruột sẽ xâm nhập vào những chỗ bị tổn thương gây thành bệnh viêm ruột cấp.
  2. Do virus: Virus Parvo, Virus Carê khi xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của chó phát triển nhanh chóng, phá hoại niêm mạc dạ dày và ruột.IFrame
  3. Do vi khuẩn : Chó ăn uống phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli… Những vi khuẩn này sẽ phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.
Các triệu chứng chó bị rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng chó bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng

Vài ngày đầu chó ít ăn hoặc bỏ ăn, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi rất tanh.

– Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện: mắt trũng, bụng thót, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.

– Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá. Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp . Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

– Bệnh viêm dạ dày và ruột cấp nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc chu đáo thì chó sẽ chết 90 – 100% trong thời gian 2 – 4 ngày. Một số chó qua khỏi nhưng chuyển thành thể viêm dạ dày ruột mãn tính. Thể bệnh này làm chó bị gầy còm, thiếu máu do kém ăn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy.

Loét dạ dày

Nếu cún cưng bị nôn ra thức ăn có lẫn màu vàng hoặc màu xanh lá, có biểu hiện chúng nôn ra cả dịch mật. Trong tình huống như vậy, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y, kiểm tra nguyên nhân vì nếu chỉ nhìn vào những yếu tố bên ngoài, rất khó để chẩn đoán bệnh, có thể chúng gặp vấn đề về tuyến tụy và thận, cũng có thể là do loét dạ dày.

Rối loạn ăn uống

Việc ăn uống và đường ruột có mối quan hệ mật thiết với nhau, ăn quá nhiều thịt hoặc thức ăn có nhiều dầu mỡ, sẽ đi ngoài ra phân nhão, còn ăn quá nhiều xương, phân lại khô và cứng hơn, dễ bị táo bón, ăn quá nhiều trái cây và rau quả lại có khả năng gây ra tiêu chảy.

Do đó, chúng tôi luôn khuyên bạn nên kết hợp nhiều loại thực phẩm cho chúng và phân chia đồ ăn hợp lý, có như thế chúng mới hấp thụ được lượng dinh dưỡng thích hợp nhất.

Ngoài ra chó bị tiêu chảy có thể do một số vi-rút gây ra (ví dụ như canine parvovirus, coronavirus, rotavirus).

VD như trường hợp: Trẻ sơ sinh có thể bị tiêu chảy trong khi chúng được cho bú sữa mẹ nhưng vẫn bị bệnh tiêu chảy vì không thể tiêu hóa lactose. Để biết chó có bị rối loạn tiêu hóa hay không các bạn có thể theo dõi qua màu phân, số lượng phân, tần suất đi ngoài của chó.

  • Nếu chó đi ngoài phân màu đen nghĩa là có thể chó bị chảy máu trong dạ dày hoặc ruột non.
  • Bụng chó bị cương cứng, phồng to lên so với bình thường có thể chó bị đầy hơi do tụ khí, tụ nước của thực phẩm nào đó khi chó vô tình ăn vào và gây lên.
  • Chó chó ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa
  • Chó bị đau bụng là một biểu hiện của việc rối loạn tiêu hóa cách phát hiện tốt nhất là chó có các biểu hiện như rên rỉ, tư thế nằm không bình thường.
  • Chó bị rối loạn tiêu hóa thường do thức ăn đi vào đường ruột không đảm bảo như chó ăn phải: rác thải, phế liệu, dị ứng thực phẩm, thức ăn ôi thiu hết hạn sử dụng.
  • Chó bị nhiễm Virus như parvovirus hoặc coronavirus , thường lây lan qua tiếp xúc với phân từ một con chó khác bị nhiễm bệnh.
  • Nhiễm vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, E. coli, Clostridia, có thể bị nhiễm bệnh qua ngộ độc thực phẩm và có thể lây truyền từ động vật sang người.
  • Ký sinh trùng và giun trong đường ruột gây lên.
  • Chó bị viêm tụy do một đường tiêu hoá bị viêm, bởi thuốc men hoặc do chó được bổ sung quá nhiều chất béo trong các bữa ăn.

Rối loại tiêu hóa do bệnh lý

  1. Viêm dạ dày – ruột cấp: Viêm hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa chủ yếu là dạ dày và ruột. Viêm dạ dày ruột cấp thường gây ra bởi ăn thức ăn hư hỏng hoặc ôi, thức ăn có chất béo cao, nuốt vật lạ, ăn thực vật độc hại, ký sinh trùng bên trong, căng thẳng, dị ứng thực phẩm hoặc các chất không dùng làm thực phẩm cho chó..
  2. Viêm đại tràng: Viêm đại tràng là một chứng viêm cấp tính hoặc mãn tính của màng đệm đại tràng. Thường xảy ra do giun sán (một ký sinh trùng), khối u hoặc polyps, sự thay đổi thức ăn, dị ứng (kể cả thức ăn), nuốt phải vật lạ và một số bệnh khác. Viêm đại tràng phổ biến hơn ở những con chó dưới 5 tuổi và gây ra chứng viêm ruột thừa, dẫn đến chó bị tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và máu.
  3. Táo bón: Nguyên nhân chính như chó không được tập thể thao thường xuyên, chó bị mất nước và ăn những vật liệu không hấp thụ được như xương hoặc các vật lạ khác, hoặc thực phẩm có chất xơ rất thấp.
  4. Tiêu chảy: Nguyên nhân do chó bị nhiễm trùng, ký sinh trùng bên trong ruột, căng thẳng, thay đổi thức ăn cho chó, phế phẩm hoặc đồ ăn nhẹ phong phú, ăn thức ăn hư hỏng từ rác thải và rối loạn chức năng cơ thể.
  5. Viêm tụy: Viêm hoặc nhiễm trùng tụy (một đờm thon dài, nằm phía sau dạ dày). Nguồn gốc thường không được biết. Các nguyên nhân tiềm ẩn là cho ăn thức ăn giàu chất béo hoặc thực phẩm giàu chất béo, nhiễm trùng, bệnh tật hoặc chấn thương.
  6. Thiếu tụy ngoại trú: Nguyên nhân này được cho là do bạn cho chó đưa vào chế độ giảm cân làm tăng sự thèm ăn của chó do bị thiếu chất và nhịn đói.
  7. Ruột non bị giảm khả năng hấp thụ chất: Viêm ruột non làm suy yếu sự hấp thu chất dinh dưỡng và dẫn đến tiêu chảy liên tục, khiến chó giảm cân và ăn không ngon.
Cách phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó
Cách phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở chó

Cách phòng bệnh

Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli.

Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.

  • Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Vimectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.
  • Giữ vệ sinh nơi ở của vật nuôi, sạch sẽ, thoáng mát, giữ ấm vào mùa đông cho vật nuôi.

Nói chung, bạn không cần quá lo lắng, hãy để chúng nhịn ăn trong 12 giờ để quan sát tình hình, nếu có nhiều phản ứng bất thường, hãy đưa chúng đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Cách điều trị

Các phương pháp điều trị phổ biến

Nói chung, để chữa được tiêu chảy thì đó là cả quá trình. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về cách điều trị các triệu chứng và nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đưa ra một số biện pháp sau đây:

  1. Cho thú cưng uống nhiều nước, đảm bảo cơ thể chúng luôn có đủ nước.
  2. Cho vật nuôi ăn thức ăn vật nuôi trị liệu chuyên chữa bệnh tiêu hóa trong ba đến năm ngày (thường có thể mua tại phòng khám của bác sĩ thú y hoặc tại các cửa hàng dành cho vật nuôi).
  3. Tăng dần lượng thức ăn “thường xuyên” cho ăn trước đây trong khoảng thời gian từ ba đến năm ngày (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ thú y) cho đến khi thú cưng của bạn trở lại chế độ ăn uống “thông thường”.
  4. Nếu thú cưng của bạn bắt đầu nôn mửa vào bất cứ lúc nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thú y, chó mắc bệnh IBD trong thời gian dài cũng có thể được kê toa steroid dạng uống như prednisone. Lưu ý: không nên cho chó ăn: Kẹo, socola, kem …

Cách phòng bệnh chó mèo khỏi bi tiêu hóa

Bạn cần phải quan tâm đến hệ tiêu hóa của chó, mèo vì bệnh này rất khó phát hiện vì bệnh này thường xảy ra trong vòng vài ngày kể từ khi phát bệnh đến khi xuất hiện chứng đầy bụng khó tiêu ở chó mèo.

Tiêm phòng

Tiêm phòng đầy đủ cho đàn chó mèo, chó tiêm phòng 7 mũi 3 lần cách nhau 21 ngày. Mèo được chủng ngừa bốn bệnh và ba lần được chủng ngừa cứ sau 30 ngày.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Để chó mèo không bị tiêu hóa, bạn cần cho chó mèo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn sạch, chế biến kỹ, thường xuyên tập thể dục. Khi thả chó, mèo cần lưu ý không cho chúng ăn rác, chơi đùa với chó mắc bệnh.

Vì thịt và trứng sống rất nhạy cảm với các vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa như thương hàn, vi khuẩn kỵ khí, vi khuẩn nên cho chó mèo ăn thức ăn đã nấu chín và không ăn thịt, trứng sống. Vi khuẩn E.coli. Không cho chó mèo ăn thức ăn hôi thối hoặc cho chúng uống nước sạch, không bị ô nhiễm.

Tẩy giun

Thường xuyên tẩy giun cho chó, mèo 2-4 tháng / lần để tránh tổn thương cơ học dẫn đến viêm ruột cấp.

Dọn chuồng

Làm sạch và khử trùng nhà ở, chuồng và tế bào của chó mèo, tiêu diệt vi rút, vi trùng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y

Quan trọng nhất, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ thú y, đặc biệt là khi thú cưng của bạn nôn mửa, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn ở cả mèo và chó.

Kết luận

Trên đây là thông tin chỉ mang tính chất tham khảo trong trường hợp chó bị rối loạn tiêu hóa nhẹ. Nếu chó mê man, bất tỉnh, hay sen không có kinh nghiệm xử lý thì cách tốt nhất hãy lập tức đến các phòng khám thú y để nhờ bác sỹ can thiệp nhé


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 938 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 217 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Những loại thuốc bổ sung canxi cho chó tốt, an toàn nhất

Những loại thuốc bổ sung Canxi cho chó tốt, an toàn nhất

Chó bị cảm lạnh phải làm sao, nên cho uống thuốc gì?

Chó bị cảm lạnh phải làm sao, nên cho uống thuốc gì?