Những chú mèo ngoan ngoãn, dễ thương thường là thú cưng yêu thích của nhiều gia đình. Một số gia đình chăm sóc cẩn thận, tỉ mỉ cho mèo phát hiện, khi những chú mèo ngủ bên chủ nhân cơ thể chúng thỉnh thoảng sẽ giật giật. Vậy sự co giật này là sao vậy nhỉ? Hy vọng bài viết dưới đây về những nguyên nhân gây ra sự co giật này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Mèo co giật có thể do chúng đang nằm mơ
Cũng giống như con người, mèo cũng sẽ nằm mơ. Nếu trong giấc mơ những chú mèo đang đùa giỡn, chạy nhảy thì phần chân của chúng sẽ giật giật một chút. Đây thực chất là một hành động theo ý thức. Có những lúc mèo sẽ bị giật mình tỉnh giấc bởi hành động của mình. Nhưng sau đó lại có thể chìm sâu vào giấc ngủ trong tích tắc. Nếu mèo mơ chúng đang được ăn, vậy thì miệng hoặc phần mặt sẽ giật một chút. Những chú mèo còn thè lưỡi, ngáy, khi đang ngủ, quan sát kĩ bạn sẽ thấy rất thú vị đấy. Một điều khác cần các chủ nhân mèo hiểu rõ, đó là mèo không thể ngày nào cũng nằm mơ được. Việc cơ thể co giật vì nằm mơ cũng không thể xảy ra hằng ngày. Vậy nên, nếu tần suất co giật của mèo cao thì nguyên nhân có thể không phải do nằm mơ.
Mèo co giật có thể do kí sinh trùng gây ra
Kí sinh trùng trong cơ thể mèo có thể gây ra triệu chứng co giật. Có những bệnh nghiêm trọng liên quan đến kí sinh trùng. Co giật do kí sinh trùng gây ra này không chỉ ảnh hưởng tới mèo khi chúng đang nằm mơ mà còn xảy ra khi chúng thức. Căn bệnh kí sinh trùng nghiêm trọng này còn có thể gây ra chứng động kinh, thuốc tẩy giun lúc này không còn hiệu quả, chỉ có thể tìm đến bác sĩ thú y. Vì vậy việc phòng ngừa giun sán ở mèo là vô cùng quan trọng.
Mèo co giật có thể do thiếu canxi
Cũng giống như con người, thiếu canxi sẽ dẫn đến chuột rút, co giật ở bộ phận chân. Mèo trong thời kì trưởng thành cần hàm lượng canxi cao. Nếu lúc này cho mèo ăn những thức ăn chất lượng không đủ tốt, không có hàm lượng canxi cao, sẽ dễ dàng khiến cho mèo bị co giật. Đối với những chú mèo ở độ tuổi già hoá, hàm lượng canxi có trong xương mất đi rất nhanh. Cần phải bổ sung canxi định kì hoặc không định kì cho chúng, không được cho mèo ăn thức ăn có chứa hàm lượng Phốt Pho cao. Như vậy mèo sẽ đỡ bị co giật hơn.
Mèo co giật có thể do thiếu nguyên tố vi lượng
Nếu mèo sau khi được chữa trị khỏi hoàn toàn co giật do bị kí sinh trùng quấy rối, mà vẫn có triệu chứng co giật thì rất có thể chúng bị thiếu nguyên tố vi lượng. Chủ yếu là do thiếu một số vi sinh tố nên mèo thường xuyên bị co giật có tính quy luật. Chủ nhân mèo cần phải thường xuyên bổ sung dinh dưỡng và một số vi sinh tố khác để giảm nhẹ triệu chứng co giật, giúp mèo ngày càng khoẻ mạnh hơn.
Ngoài ra, mèo bị co giật có thể do bệnh lý
Mèo bị co giật hay động kinh ở mèo là một phản xạ tự vệ của não bộ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như ngộ độc, nhiễm ký sinh trùng… Đây là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, có thể dẫn di chứng về sau hoặc tử vong nếu sen không chú ý quan tâm đúng mực.
Cùng Petmart dành 10 phút tìm hiểu sâu hơn về dấu hiêu, nguyên nhân, cách phòng, xử lý khi mèo bị co giật nhé.
Triệu chứng
Một cơn động kinh có thể có nhiều triệu chứng hoặc chỉ một số, bao gồm:
- Mất ý thức
- Teo cơ
- Ảo giác
- Tiểu tiện, đại tiện, chảy dãi (tiết nước bọt) không kiểm soát
- Không nhận ra chủ
- Hành vi hư hỏng
- Đi lại nhanh
- Chạy vòng quanh
Một cơn động kinh điển hình sẽ có ba phần. Trong giai đoạn đầu tiên (thoáng qua), hành vi của chú mèo không bình thường. Nó có thể trốn đi, có vẻ lo lắng, hoặc tìm kiếm chủ nhân.
Nó có thể bồn chồn, run rẩy hoặc chảy nước bọt. Giai đoạn thoáng qua có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
Giai đoạn thứ hai là tự co giật và sẽ kéo dài từ vài giây đến khoảng năm phút. Tất cả các cơ của cơ thể co lại. Chú mèo có thể ngã xuống và dường như không biết chuyện gì đang diễn ra.
Đầu sẽ bị giật ra sau bởi các cơn co giật. Nó có thể sẽ tiểu tiện, đại tiện, và nhỏ nước dãi (tiết nước bọt). Nếu điều này kéo dài hơn năm phút, cơn co giật được cho là kéo dài.
Một cơn co giật làm người xem thấy sợ, nhưng bạn cần biết rằng chú mèo không đau đớn. Để tránh bị cắn, đừng để ngón tay vào miệng nó. Bạn sẽ muốn bảo vệ mèo khỏi bị tổn thương, nhưng tốt hơn là để nó trên sàn nhà. Mèo sẽ cần điều trị nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên đáng kể.
Sau cơn động kinh, mèo sẽ bị nhầm lẫn và không biết (mất phương hướng). Nó sẽ chảy nước dãi và đi đi lại lại.
Có thể bị mù tạm thời. Độ dài của giai đoạn này không liên quan đến độ dài của cơn động kinh.
Nếu mèo của bạn bị co giật, hãy chú ý đến các chi tiết. Bác sĩ thú y sẽ cần các chi tiết cụ thể để đưa ra tiền chẩn đoán thích hợp.
Bạn nên quan sát các dấu hiệu hô hấp, cử động hoặc độ cứng của chân tay, giãn mắt hoặc chuyển động, tiết nước bọt, xoắn cơ thể và co giật cơ. Bác sĩ thú y sẽ muốn biết cơn co giật kéo dài bao lâu, hãy ghi lại điều đó. Khi cơn động kinh kết thúc, sự hiện diện và chú ý của bạn sẽ an ủi chú mèo lúc nó tỉnh lại.
Nguyên nhân
Cơ co giật có thể do nhiều yếu tố khác nhau như chấn thương (chấn thương), nhiễm trùng, khối u, chứng động kinh, và nuốt phải hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Nếu mèo của bạn bị co giật, mục tiêu đầu tiên là tìm ra nguyên nhân gây ra nó. Một cơn co giật không nên bị bỏ mặc không điều trị, vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một bệnh lý có từ trước.
Cách xử lý hiệu quả nhất khi mèo bị co giật
Co giật do bị trúng gió
- Biểu hiện: kêu rú khác thường, co giật, ngất xỉu, chạy vào nơi tối, hàm cứng và có thể bị liệt
- Cách xử lý: Trong lúc đợi cơn co giật của mèo đi qua thì bạn hãy pha 1 cốc trà gừng để cho mò uống, rồi xoa bóp chân tay mèo bằng mật gấu, dầu nóng hoặc rượu gừng. Đối với những chú mèo lông dài nếu cần thiết thì nên cắt tỉa lông trước khi xoa bóp. Sau khi các thao tác đó hoàn thành thì bạn hãy đưa chú mèo của mình đến bác sĩ thú y để kiểm tra thêm nhé!
Co giật do bị ăn phải thức ăn có độc
- Biểu hiện: Đồng tử co giãn, toàn bộ cơ thể bị cứng đơ, bị co giật và miệng sủi bọt mép
- Cách xử lý: Trước tiên bạn hãy lấy lại bình tĩnh, không được nóng vội, có thể gọi thêm 1 người nữa để trợ giúp và làm theo các cách sau:
Cách 1
Nếu bạn đã học qua phương pháp tiêm thì khi biết mèo dính bả khoảng 5p đến 30 phút có kèm theo những triệu chứng trên thì tiêm Atropin(1ml/10kg),
Pha loãng Oxy 50ml với 50ml nước cho mèo uống hết, bơm 200ml dầu ăn vào hậu môn, nếu thấy mèo sốt cao > 40 độ thì dùng khăn chườm nước đá lau hết cơ thể để giảm nhiệt và tiêm anglin để hạ sốt hẳn.
Còn nếu bạn không biết tiêm thì tuyệt đối không dùng cách này nhé!
Cách 2
Nếu nhà bạn có nước đậu xanh thì ãy nấu nước đậu xanh nhé, nó sẽ có tác dụng giải độc cực kỳ hiệu quả.
Rất đơn giản chỉ cần lấy 1 nhúm đậu đun với ít nước (ngập mặt đậu là được), đồng thời pha 1 cốc nước gừng để sẵn đó và trong thời gian đợi nước đậu sôi thì tiếp tục sơ cứu cho mèo như sau
Dùng nước ô-xy già 3%, liều lượng: 1 thìa cà-phê cho 2-5 kg thể trọng của mèo, cho uống 15 phút đến 20 phút/ 1 lần, uống 3 lần cho tới khi chó nôn ra được chất chứa dạ dày.
Dân gian có kinh nghiệm dùng mùn thớt, nhưng dùng nước Oxy già dễ dàng hơn và hiệu quả nhanh chóng hơn rất nhiều.
Tiếp theo là pha một tí dầu ăn và lòng trắng trứng ép mèo ăn, nếu mèo của bạn không thể tự ăn thì có thể dùng ống tiêm cạy miệng nó và bơm dung dịch này vào trực tiếp.
Sau đó bạn hãy kích thích dạ dày của mèo co bóp để nôn ra bả bằng cách dùng 2 quả chanh vắt trực tiếp vào miệng mèo. hãy cẩn thận vì mèo lúc này đang trong tình trạng vô thức, nó có thể cắn trúng tay bạn theo phản xạ tự nhiên đấy ạ.
Nếu bạn cảm thấy quá nguy hiểm thì có thể dùng nước cốt chanh và tiêm trực tiếp vào trong miệng. Chanh sẽ giúp khoang miệng mèo được kích thích cho nó nôn mửa.
Trong quá trình cho ăn những thực phẩm trên bạn cần xoa bóp toàn thân mèo, đặc biệt là vùng bụng dưới để mèo kích thích nôn ra các chất độc.
Sau những bước sơ cứu trên, chú mèo của bạn sẽ nôn ra khoảng 70% chất độc, để loại bỏ hết chất độc còn trong dạ dày thì bạn nên cho mèo uống nước đậu xanh và nước gừng thay phiên nhau, sẽ giúp loại bỏ hết chất độc có trong dạ dày.
Công đoạn cuối cùng này giúp mèo của bạn có cơ hội sống đến 80%.
Nếu bạn nuôi từ 2 con mèo thì hãy để cách li chú còn lại nhé, vì động vật có thói quen thấy đồng loại bị thương thường đến gần liếm láp.
Mặc dù những bước trên đã giúp mèo thoát khỏi cơn nguy kịch nhưng bạn không nên chủ quan.
Hãy đợi mèo hồi phục tạm thời rồi đưa mèo của bạn đến bác sỹ thú y để xúc sạch ruột, bảo đảm an toàn tuyệt đối và không có di chứng phụ kèm theo.
Và đừng quên chuẩn bị những dụng cụ y tế và thực phẩm cần thiết như trên khi bạn nuôi thú cưng trong nhà nhé!
Chẩn đoán
Bác sĩ thú ý sẽ cần một bệnh sử chi tiết. Chấn thương đầu hoặc tiếp xúc với chất độc hoặc gây ảo giác sẽ là một trong những mối quan tâm chính. Khám thể chất sẽ bao gồm xét nghiệm máu toàn bộ và làm điện tâm đồ (EKG) để loại trừ các rối loạn về gan, thận, tim và máu.
Điều trị
Nếu không tìm thấy nguyên nhân gây co giật, bác sĩ thú y có thể cho mèo về nhà cùng với liệu pháp chống co giật. Điều trị thêm sẽ dựa trên thời gian cơn co giật tiếp theo xảy ra. Nếu co giật thường xuyên, nhiều xét nghiệm sẽ được tiến hành.
Nếu cơn động kinh kéo dài hơn năm phút và xảy ra thường xuyên cứ 30 ngày một lần, bác sĩ thú y có thể kê đơn điều trị chống co giật liên tục.
Chăm sóc
Theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y về các loại thuốc. Không nên ngưng đột ngột thuốc chống co giật. Bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn thời điểm ngừng thuốc.
[su_note note_color=”#ef6c00″ text_color=”#FFFFFF”]Xem thêm: Bảng giá dịch vụ trông giữ chó mèo hàng ngày của Petmart[/su_note]
Câu hỏi thường gặp
Mèo bị co giật cả khi ngủ thì phải làm sao
Để xử lý tốt nhất, bạn phải đưa mèo đến bác sỹ thú y, khai báo yếu tố nguy cơ, lịch sử bệnh của mèo để bác sỹ nắm rõ. Tuyệt đối không được tự xử lý tại nhà
Kết luận
Petmart đã tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan về mèo bị co giật cho các sen rồi đấy. Nếu chẳng may mèo bị lên cơn động kinh bất ngờ, sen ngay lập tức đưa mèo tới thú y gần nhất để được cứu chữa sớm nhất nhé.
[su_note note_color=”#ef6c00″ text_color=”#FFFFFF”]Xem thêm: Bảng giá dịch vụ cắt tỉa lông mèo tại Petmart[/su_note]