Mèo là loài vật nhanh nhẹn, hoạt bát rất hay đi lang và hiếu động. Bổng dưng ngày, hoàng thượng lại nằm im, không ư hử, thậm chí khó khăn trong việc di chuyển bằng 2 chân sau
Vậy đâu là nguyên nhân cho tình trạng trên, cách điều trị nào phù hợp và hiệu quả nhất. Cùng Petmart theo dõi bài viết sau
Nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau
Để xác định chính xác nguyên nhân mèo bị yếu 2 chân sau, các bạn nên đưa mèo tới cơ sở khám chữa bệnh thú y để chuẩn đoán.
Bởi nguyên nhân khiến mèo yếu chân rất nhiều và cần bác sĩ thú y có chuyên môn kết hợp với chiếu chụp, xét nghiệm mới đưa ra chuẩn đoán chính xác từ đó có hướng điều trị.
Xem thêm:
Toàn tập sức khỏe cho mèo cho người mới nuôi
Khi nhận thấy mèo bị yếu chân, bạn nên can thiệp càng sớm càng tốt bởi nếu bạn để đến khi mèo bị liệt mới chữa trị sẽ rất khó giúp mèo phục hồi khả năng di chuyển như trước.
Vậy mèo có thể bị yếu chân do những lý do nào?
- Do tai nạn: Liệu rằng chú mèo của bạn có bị vật nặng nào đè vào 2 chân sau hay bị ngã từ trên cao xuống hay không?
- Do thiếu canxi: Chế độ ăn uống hàng ngày của mèo có đủ canxi không, như bạn đã biết canxi quyết định rất lớn đến sự hình thành xương khớp, đặc biệt với những chú mèo đang trong giai đoạn phát triển nếu để thiếu canxi sẽ ảnh hưởng không tốt đâu nhé.
- Do bệnh lý: Một số bệnh lý cũng khiến cho việc hoạt động 2 chân sau của mèo trở nên khó khăn như tắc động mạch chủ, do viêm cột sống, viêm đa thần kinh, do trượt đĩa đệm, do khối u…
Hướng dẫn cách chữa trị mèo bị yếu 2 chân sau
Như đã nói ở trên, việc đầu tiên bạn cần chính là đưa mèo cưng đến bệnh viện thú y để thăm khám, xác định nguyên nhân. Nếu cần thiết, bạn còn phải để mèo cưng lưu trú lại bệnh viện thú y để được sự chăm sóc có chuyên môn tốt nhất từ bác sĩ thú y.
Ngoài ra, khi chăm sóc tại nhà cho mèo bị yếu chân bạn nên chú ý:
- Cho mèo uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
- Thực hiện 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất đặc biệt bổ sung nhiều canxi cho mèo
- Tránh để mèo hoạt động mạnh ảnh hưởng đến 2 chân
- Có thể mua xe lăn để hỗ trợ mèo trong việc di chuyển
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho mèo
- Nếu mèo bị nứt xương, gãy xương phải tiến hành bó bột
Chắc chắn với sự cố gắng của cả bạn và mèo cưng, tình hình sức khỏe của mèo sẽ sớm ổn định trở lại và chú ta sẽ lại chạy nhảy tung tăng khắp nhà thôi!
Chăm Sóc Mèo Bị Liệt Chân
Bác sĩ thú y sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch chăm sóc cho mèo ở nhà. Đôi khi mèo có thể chống cự lại sự chăm sóc của bạn do đau đớn gây ra, nhưng việc chăm sóc chặt chẽ và nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ những phản ứng đáng sợ.
Nếu có thể, hãy nhờ một ai đó khác giữ mèo trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc, hoặc quấn tã cho mèo để nó không thể cào hoặc bỏ chạy.
Điều quan trọng là bạn cần cận thận chăm sóc mèo đúng cách để nó có thể hồi phục hoàn toàn. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ thú y một cách tốt nhất.
Nếu bác sĩ thú y đã kê đơn thuốc, hãy chắc chắn cho mèo dùng thuốc đầy đủ, ngay cả sau khi nó có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc vấn đề gì về mèo của bạn, hãy nhờ trợ giúp đỡ từ bác sĩ thú y, và không nên cho mèo dùng thuốc giảm đau, hoặc bất kỳ loại thuốc khác mà không được chỉ định từ ý kiến bác sĩ thú y, như một số loại thuốc dành cho người có thể độc hại đối với động vật.
Trong một số trường hợp, nếu mèo nhà bạn bệnh liệt không thể điều trị được, nhưng mèo của bạn vẫn khỏe mạnh thì nó có thể được trang bị một chiếc xe lăn đặc biệt để giúp nó di chuyển đi lại.
Hầu hết những mèo dùng xe lăn đều thích nghi tốt và vẫn tiếp tục tận hưởng cuộc sống của chúng. Đương nhiên nếu mèo đã bị liệt thì nó phải được triệt sản, để không mang đến có nguy cơ bị tổn thương thêm do giao phối.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ vấn đề liên quan đến việc mèo bị liệt 2 chân sau. Chúng tôi đã bật mí cách chữa trị, nếu đã áp dụng mà vẫn không khỏi mời bạn comment bên dưới bài viết để chúng tôi tư vấn sâu hơn
Xem thêm:
Mèo bị sỏi thận, dấu hiệu, cách phòng và điều trị
Bảng giá dịch vụ cắt tỉa lông mèo tại Petmart