Tự dưng mèo bị sổ mũi, hắt xì hơi liên tục, lừ đừ thì sen nên lo lắng là vừa. Vì đây là biểu hiện bất thường liên quan đến hệ hô hấp, có thể do sự kích thích từ môi trường ngoài.
Vậy cụ thể mèo bị sổ mũi là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không, chữa trị thế nào cho hiệu quả. Cùng Petmart tìm hiểu nhé
Nguyên nhân mèo bị sổ mũi
Có rất nhiều nguyên nhân tác động khiến mèo bị sổ mũi.
Xem thêm:
Toàn tập sức khỏe cho mèo cho người mới nuôi
Thứ nhất là do sự tác động của thời tiết. Thời tiết thay đổi, môi trường sống của mèo thay đổi sẽ khiến cơ thể một số bé mèo “từ chối” thích nghi.
Đặc biệt khi môi trường trở nên ẩm ướt, thay đổi với độ ẩm cao là cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn tích tụ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé khiến bé nhiễm bệnh, mèo sẽ bị sổ mũi kèm theo hắt xì liên tục.
Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến với sức khỏe của mèo trong thời gian bạn chăm sóc bé mèo.
Thứ hai: Mèo bị mắc các bệnh như viêm mũi, viêm phổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mèo bị sổ mũi. Một số những nguyên nhân khác từ khí độc, có vật lạ chui vào mũi hay mèo bị nghẹt mũi cũng là nguyên nhân khiến chiếc mũi “mẫn cảm” của bé mèo khó thích ứng và sổ mũi liên tục.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
- Mèo bị dị ứng khí độc
- Có vật lạ chui vào mũi mèo
- Cảm cúm dẫn đến nghẹt mũi, hắt xì liên tục
Biểu hiện khi mèo bị sổ mũi
Mũi của mèo khi khỏe mạnh sẽ có độ ẩm nhẹ, mềm mại và không bị ướt, chính vì vậy, để kiểm tra sức khỏe của bé, bạn có thể dựa vào chiếc mũi nhé. Ngoài việc bị sổ mũi, sẽ đi kèm thêm những triệu chứng khác đi kèm như hắt xì, bỏ ăn, mắt lờ đờ, cấp độ triệu chứng cũng tùy thuộc vào tình trạng bệnh lí.
Khi mèo bị sổ mũi rất nhiều thành giọt, điều này cũng sẽ kéo theo việc hắt xì liên tục. Sau khi bạn đã cố gắng chăm sóc nhưng không thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ thú ý để được chữa trị, chăm sóc kịp thời nhé, tránh tình trạng bé chuyển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi bé bị sổ mũi, chảy nước mũi và hắt xì liên tục, tuy nhiên bé vẫn thèm ăn, ăn uống bình thường thì có thể bé chỉ bị dị ứng nhẹ khá dễ để chăm sóc.
Ngoài ra, việc mèo đã từng có những bệnh lí nền trước đó. Bạn có thể quan sát thấy, những bé mèo lông dài sẽ có chiếc mũi nhỏ, ngắn hơn so với các bé mèo lông ngắn. Chính vì vậy, khi bị cảm lạnh, nước mũi chảy ra gây tắc mũi, làm nghẹt đường thở khiến bé khó khăn trong việc hô hấp.
Tuy nhiên, bạn cũng nên quan sát nước mũi của bé, nếu có kèm theo mủ thì bé có thể đang bị viêm mũi nặng đấy, rất ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một trong trường hợp đáng lo ngại khác chính là khi mèo bị sổ mũi kèm theo ho khan. Sổ mũi, hắt xì và ho khan – bộ combo thể hiện triệu chứng mèo của bạn có thể bị viêm phổi đấy. Bạn nên đặc biệt lưu ý trong trường hợp những ngày nắng nóng như thế này, khi trong nhà bật máy lạnh, bé mèo di chuyển liên tục đi ra trời nắng rồi lại vào phòng điều hòa. Chính sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thân nhiệt sẽ khiến bé mèo dễ mắc bệnh viêm phổi, nguy hiểm cho sức khỏe.
Cách chăm sóc mèo bị sổ mũi
Khi mèo bị sổ mũi, phải chú ý làm sạch mũi và vệ sinh mũi thường xuyên cho mèo cưng. Khi mèo bị chảy nước mũi, cho chúng uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y. Tránh biến chứng thành viêm xoang mũi hoặc mèo bị sổ mũi viêm mũi mãn tính, dễ tái phát.
Mặc dù chứng bệnh mèo bị chảy nước mũi hay chỉ là mèo bị sổ mũi thông thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe của mèo cưng. Nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho chúng.
Thuốc trị sổ mũi cho mèo Siro kids
Nguồn gốc: Nhật Bản
Giá tham khảo: 270.000 VNĐ
1 ngày uống 3 lần, uống sau khi ăn.
- Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi: mỗi lần 5ml.
- Trẻ từ 1 đến 2 tuổi: mỗi lần 7.5ml.
- Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: mỗi lần 10ml.
Để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu những ngày bị ốm, các mẹ nhớ cho bé uống đều đặn và đúng cách nhé.
Cách phòng tránh mèo bị sổ mũi
Trước hết, bạn hay thường xuyên làm vệ sinh mũi cho mèo, cho bé uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Bạn cũng chú ý đến vệ sinh răng miệng cho mèo sạch sẽ nhé.
Như bạn đã biết, mèo hay có thói quen liến lông để làm sạch cơ thể, nên khi chảy mũi, mèo cũng sẽ hay liếm để làm sạch, gây mất vệ sinh, khả năng nhiễm bệnh càng nặng hơn.
Khi mèo bị nhẹ bạn không chủ quan, một khi bị biến chứng sẽ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Sự chăm sóc, theo sát sức khỏe của bé trong giai đoạn này sẽ rất cần thiết, tránh trường hợp biến chứng nặng không được cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hãy cố gắng đảm bảo môi trường sống của bé mèo sạch sẽ, không vi khuẩn gây bệnh nhé. Khi vi khuẩn đi vào đường hô hấp sẽ là cơ hội tốt cho chúng phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Thức ăn cho mèo bạn cũng nên chú ý, những đồ ăn để lâu ngày, ẩm mốc thì nên vứt đi, hạn chế cho bé ăn. Để tăng sức đề kháng, hãy cho bé dùng thêm các sản phẩm sung như sữa – vitamin nhằm giúp bé tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Thường xuyên làm sạch dụng cụ ăn uống, dụng cụ đi vệ sinh của bé mỗi ngày.
Khi thời tiết thay đổi, bạn hãy hạn chế cho bé đi ra ngoài quá tự do tiếp xúc với không khí lạnh, sức đề kháng của bé không đảm bảo sẽ là nguyên nhân khiến bé dễ bị cảm lạnh, sổ mũi và hắt xì hơi.
Một lưu ý quan trọng nữa là bạn hãy chú ý khi chọn sữa tắm cho mèo, chọn các dòng sữa tắm chuyên dụng với mùi hương nhẹ nhàng mà bé mèo nhà bạn không bị dị ứng, an toàn cho bé nhé.
Trong những ngày mèo bị sổ mũi, mèo cần nhiều hơn sự chăm sóc của bạn, hãy yêu thương,”hầu hạ hoàng thượng” chu đáo trong những ngày dưỡng bệnh này Sen nhé.
Bạn đầu có thể chỉ là triệu chứng nhẹ, tuy nhiên nếu không được chăm sóc chu đáo, kỹ lưỡng sẽ rất dễ gây biến chứng, nguy hiểm đến tính mạng đấy nên Sen không được lơ là đâu.
Xem thêm:
Mèo bị hắt xì hơi chảy nước mũi liên tục có nguy hiểm không