Mèo cái sau khi triệt sản vẫn gào đực, đây là biểu hiện của việc “thiến” không triệt để dẫn đến một số mô buồng trứng còn sót lại và tiết ra Hóc môn. Thông thường các dấu hiệu này sẽ xuất hiện liên tục vài ngày sau khi phẫu thuật, nhưng nếu kéo dài hơn thì tốt nhất sen nên đọc bài viết này
CÁC TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
- Mèo kêu quá nhiều
- Các dấu hiệu động dục (ví dụ: nâng xương chậu để dễ dàng giao hợp [lordosis])
- Sự bồn chồn
- Cọ xát đầu
- Cuộn mình quanh nhà
- Lệch đuôi
- Âm hộ tấy đỏ
- Cho phép mèo đực cùng quan hệ tình dục
NGUYÊN NHÂN
- Không loại bỏ hoàn toàn cả hai bên buồng trứng trong quá trình phẫu thuật
- Có mô buồng trứng bất thường
- Đa buồng trứng (số lượng buồng trứng quá nhiều, đây là trường hợp hiếm gặp)
CHẨN ĐOÁN
Để chẩn đoán chính xác bệnh, chủ nuôi cần cung cấp đầy đủ bệnh sử của mèo, các triệu chứng và thời gian mèo bị cắt buồng trứng.
Bệnh sử gồm có những thông tin như sau: thay đổi hành vi và dấu hiệu động dục xảy ra ngay cả sau khi đã phẫu thuật thành công buồng trứng và tử cung.
Dựa vào đó, bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo, gồm: xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh (CBC), hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Kết quả của các xét nghiệm có thể trở về mức bình thường.
Các xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể đo được các mức hóc-môn như nội tiết tố và progesterone. Nếu mèo chưa được cắt hoàn toàn buồng trứng thì các hóc-môn này sẽ cao hơn so với dự kiến ở mèo sau phẫu thuật.
Xét nghiệm các mẫu tế bào lấy từ âm đạo cũng sẽ giúp xác định tình trạng động dục trên mèo của bạn. Ngoài ra, siêu âm cũng là biện pháp để xác định xem có bất kỳ dư lượng mô buồng trứng nào không.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật vùng bụng được khuyến nghị để xác nhận sự hiện diện của mô buồng trứng. Nếu bác sĩ xác nhận mèo vẫn còn mô buồng trứng thì cần phải phẩu thuật để loại bỏ hoàn toàn.
CHỮA TRỊ
Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ thú y sẽ trao đổi với bạn về lần phẫu thuật thứ hai để loại bỏ hoàn toàn mô buồng trứng còn sót lại.
CHĂM SÓC
Tình trạng của mèo sẽ trở nên rất tốt sau khi đã được loại bỏ dư lượng mô buồng trứng. Tất cả các triệu chứng bất thường sẽ được giải quyết hoàn toàn ngay sau khi phẫu thuật.
Bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt buồng trứng hoặc phẫu thuật lần hai để loại bỏ phần còn sót lại cần được sử dụng thuốc giảm đau trong vài ngày sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh dự phòng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chủ nuôi nên cho mèo dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và cung cấp chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, bạn không được cho mèo dùng thêm bất kỳ loại thuốc bổ sung nào mà chưa hỏi qua ý kiến bác sĩ thú y.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao cần phải triệt sản mèo cái ?
– Khống chế lượng mèo mang thai ngoài ý muốn, sinh sản quá nhiều, không kiểm soát nổi.
– Phòng một số bệnh: khối u, viêm nhiễm đường Sinh sản gây tử vong hoặc tốn kém chăm sóc, chữa trị. Mèo triệt sản sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn, ít rủi ro hơn mèo không triệt sản.
– Giảm khả năng lây nhiễm bệnh dịch hoặc bệnh Dại do mèo có nhu cầu giao phối, hoạt động xa nhà, tiếp cận với mèo hoang dã.
– Tránh mèo đi tìm bạn tình khi động dục dễ thất lạc, gặp tai nạn: Rơi ngã, bị bắt thịt, sập bẫy, ăn phải bả chuột, chất độc…
– Tránh được sự náo loạn khi mèo cái “gào đực”, đặc biệt vào ban đêm gây phiền hà cho chủ và hàng xóm. Mèo có nhiều hành vi kỳ quặc, bất thường.
– Những con mèo dị tật, bị tai nạn què, cụt… nên triệt sản vì để đẻ nguy hiểm đến tính mạng mèo mẹ và con.
Triệt sản mèo cái có tác hại gì không ?
Không ! Nhiều người cho rằng: mèo triệt sản có thể bị “béo phì”, ngu đần.
Thực ra béo phì là do chế độ dinh dưỡng và vận động không hợp lý: ăn quá nhiều, lười vận động. Triệt sản không phải là nguyên nhân gây béo phì và chậm chạp, kém linh hoạt thần kinh
Khi nào và Tuổi nào có thể triệt sản cho mèo?
– Tốt nhất trước kỳ động dục đầu tiên, khoảng 6 tháng tuổi.
– Triệt sản mèo mẹ khi mèo con được 1 tháng tuổi, biết ăn và chơi đùa. Vì nếu lâu hơn, mèo mẹ nhanh chóng mang thai lại mặc dù con vẫn theo bú mẹ.
– Không nên triệt sản khi mèo đang động dục ( gào đực) vì đường sinh dục xung huyết, dễ mất máu. Phải chắc chắn mèo không mang thai khi đưa đi triệt sản.
– Do không thể biết chính xác, chắc chắn mèo mang đi triệt sản có thai hay chưa nên phải trao đổi với bác sỹ phẫu thuật khi mổ ra có thai: có phá thai hay không? Cần Bác sỹ giàu kinh nghiệm vừa triệt sản vừa phá thai mới bảo đảm an toàn cho mèo.
Phẫu thuật triệt sản có phức tạp lắm không ?
– Chỉ mất khoảng 30 phút, sau 1- 2 tuần khỏi hoàn toàn. Sau phẫu thuật có thể mang về ngay trong ngày.
– Không cần chăm sóc gì đặc biệt sau triệt sản.
– Các Bác sỹ Thú y đều có thể thực hiện tốt phẫu thuật triệt sản mèo.
Có cách nào triệt sản mèo vĩnh viễn mà không cần phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng?
– Không. Tiêm thuốc hooc môn chỉ cắt được một chu kỳ động dục.
Tai biến nào có thể xảy ra sau triệt sản?
– Là phẫu thuật vùng bụng, cắt bỏ buồng trứng, nếu vô trùng không tốt dễ nhiễm trùng viêm phúc mạc.
– Chảy máu nhiều nếu ga-rô cầm máu không tốt.
– Phải gây mê bằng thuốc đúng liều, nếu quá liều có thể gây tử vong.
Xem thêm:
Hướng dẫn cắt tỉa lông mèo tại nhà