in

Chó bị dại có chữa được không, sống được bao lâu

Bệnh dại ở chó là căn bệnh gây nguy hiểm bật nhất đối với hầu hết các loài động vật có vú như chó, mèo thậm chó là con người, có tỷ lệ tử vong cao hơn 90% .

Do đó, hôm nay chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn tất tần tật thông tin về bệnh dại, giúp bạn nắm rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện cũng như các phòng ngừa, từ đó đưa ra các biện pháp kịp thời khi chó nhà mình mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Xem thêm:

Tất Cả Vấn Đề Sức Khỏe Cho Chó Từ A-Z

Virus gây ra bệnh dại ở chó?

Chó bị dại

Chó bị dại được gây ra bỏi một loại virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae, loại virut nguy hiểm này được tìm thấy trên toàn thế giới, bao gồm các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi, khu vực Trung Đông và một phần ở Châu Âu.

Virut gây bệnh dại có khả năng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của tất cả các loài động vật có vú, phổ biến chúng thường xuất hiện trên cơ thể chó mèo và kể cả con người.

Hiện nay theo thông kê, số ca mắc bệnh dại chiếm tỷ lệ cao nhất ở chó là 97%, còn 3% của mèo và các loài động vật khác.

Do đó, căn bệnh dại là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà những người nuôi thú cưng cần phải phòng tránh tốt nhất cho các bé cún cưng của mình.

Nguyên nhân nào khiến chó bị dại?

Bệnh dại đi vào cơ thể chó qua các vết thương hở theo 2 con đường chính là trực tiếp là gián tiếp.

  • Trực tiếp: Virut gây bệnh dại được lây nhiễm qua chó khi bị cắn hoặc lây nhiễm qua các vết thương bởi các loài động vật bị dại khác.
  • Gián tiếp: Thông qua các vết thương cơ giới, hở, chưa lạnh sẽ bắt đầu lây truyền sang cho chó khi bị tiếp xúc với nước bọt có chứa Lyssavirus của chó dại.

Khi virut dại xâm nhập qua đường lây truyền chúng sẽ cố đi về hệ thần kinh trung ương và tủy sống, sau đó tiến hành gây tê liệt và viêm não cấp tính khiến chó không kiểm soát được thần kinh của mình.

Nước bọt của động vật bị dại có thể truyền bệnh dại nếu chúng được tiếp xúc trực tiếp với giác mạc và mắt của chó chưa nhiếm bệnh.

Thời gian ủ bệnh dại ở chó khá dài từ 50 – 80 ngày, tùy vài vị trí và thời gian di chuyển của virut gây dại pử các dây thần kinh ngoại biên về hệ thần kinh trung ương.

Trong thời gian nhiễm bệnh đầu, bệnh không biểu hiện rõ ràng nhưng sau khi virut đã tiếp cận được dây thần kinh trung ương, thì chó sẽ có những biểu hiện mất kiểm soát rõ rệt.

Hiện nay, các chuyên gia chưa tìm được cách chữa trị cụ thể và rõ ràng nào, cách duy nhất để đảm bảo sự an toàn cho bạn cũng như cho chó cưng nhà mình chính là tiêm phòng đầy đủ.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chó bị dại

Chó dại và thể dại cuồng

Triệu chứng ở thời kỳ ủ bệnh

Chó bị dại

Những biểu hiện của bệnh trong thời kỳ này thường không rõ ràng, chó sẽ có những biểu hiện như bình thường, làm chúng ta khó phát hiện được dấu hiệu dại ở chó.

  • Tâm trạng thau đổi thất thường, chó sẽ tự nhiên khó chịu hoặc trở nên vui vẻ bất cứ lúc nào.
  • Sức ăn và lượng thức ăn của chó tăng một cách rõ rệt, đồng thời kèm theo một triệu chứng sốt nhẹ
  • Chó hay trốn vào những chỗ tối hoặc tru lên như những con chó sói hoặc đớp không khí

Đây là những triệu chứng tương đối khó phát hiện, do đó chúng ta rất dễ sẽ hiểu lầm với những căn bệnh khác, do đó khi bị cắn ở giai đoạn ủ bệnh sẽ rất khó nhận ra, nhưng virut đã xâm nhập vào cơ thể chó.

Chó dại ở thời kì phát tác bệnh

Luôn trong trạng thái hoạt động và rất kích động, chó thường nhảy cắn và xua đuổi một kẻ thù không tồn tại, đây là triệu chứng xuất hiện khá thường xuyên ở chó bị lây nhiếm virut và rất dễ nhận ra.

Sùi bọt mép nhiều hơn bình thường và chảy rất dữ dội, chúng không cần mở miệng mà chỉ cần hé một xí khóe miệng là một đám bọt trắng đã trào ra.

Đồng thời mắt chó trở nên đỏ ngầu, không nuốt được thức ăn, tiếng kêu khàn như đang bị nghẹn một cái gì đó.

Sau khi sủa dài chó sẽ kết thúc tiếng sủa của mình bằng những tiếng tru ghê rợn, triệu chứng này thường xảy ra vào ban đêm vì đây là thời điểm chúng bị kích động khá lớn.

Do bị kích thích mạnh do đó chó rất dễ nổi điên, đồng thời căn xe lung tung, những vết cắn mà chó để lại thường rất mạnh và sâu, đây là cơ hội vô cùng tốt để virut dại xâm nhập vào cơ thể vật chủ bị cắn.

Đa phần những chú chó bị dại không được quản lý kỹ sẽ thường bỏ nhà đi bụi, chúng thường rúc vào những bãi cỏ, bụi cây hoặc chạy ngoài đường, đây là trường hợp khá nguy hiểm vì chúng rất hung dữ.

Thời kỳ liệt

Chó không nuốt được bất kỳ thứ gì kể cả thức ăn, đồng thời lưỡi thè, bọt mét vẫn chảy và chân sẽ dần bị bại liệt.

Sau khoảng 3 – 7 ngày từ ngày phát bệnh chó sẽ không ăn uống được gì và cơ thể ngày càng suy nhượt, bại liệt.

Thể dại câm của chó

Chó bị dại

Đối với thể dại câm của chó, chúng sẽ không có biểu hiện rõ rệt gì, thông thường chó chỉ buồn rầu hơn thường ngày.

Chó có thể bị bại liệt một phần nào đó trên cơ thể như một chân trước hoặc cả hai chân,.. thậm chí là cả nười.

Ở thể dại câm chó cũng sẽ có biểu hiện sùi bọt mép và thè lưỡi, chúng không căn nhưng tiếng sủa chỉ thều thào trong họng.

Đặc điểm của thể này là phát tán khá nhanh, chó sẽ qua đời từ 2 – 3 ngày sau khi bị nhiễm, đây là hầu như không mang tính nguy hiểm.

Tuy nhiên, bạn không được chủ quan vì trong những ngày đầu chó có thể bất ngờ cắn bạn.

Thể ruột

Thể ruột là thể hiếm gặp nhất ở chó bị dại, thể này sẽ có những biểu hiện khá giống với căn bệnh đau dạ dày ở chó.

Chúng sẽ bắt đầu nôn mửa, đau đạ dày, ruột và chúng không hề có biểu hiện của thể dại, đồng thời chúng phát tán khá nhanh như thể dại câm.

Cách sơ cứu khẩn cấp khi bị chó cắn

Chó bị dại

Việc khẩn cấp nhất khi chị chó dại cắn chính là sơ cứu khẩn cấp, bạn cần nhanh chóng cách ly chú chó đã cắn người ra một khu vực không có ai và nhốt lại để theo dõi.

Tuyệt đối không được đánh đập và tìm cách bắt dữ nó, gây nên hoảng sợ và tăng tính đề phòng của chó lên, chó sẽ có thể cắn thêm nhiều người nữa trong lúc hoảng sợ.

Bắt đầu tiến hành sơ cứu cho người bị chó dại cắn:

Trấn an tình thần của người bị chó cắn, tránh trường hợp người đó bị hoảng lạng hoặc sợ mình mắc bệnh dại.

Qian sát vết thương bị chó cắn để kiểm tra mức độ nguy hiểm của nó như: chảy máu, căn nơi nào, sâu hau rộng bao nhiêu.

Tiếp đến dùng xà phòng diệt khuẩn rửa nhẹ vết thường dưới vòi nước chảy

Sử dụng oxy già hoặc nước muối rửa vết thường và dùng bông lau nhẹ thấm khô vết thường để sát khuẩn.

Nâng cao vùng có vết thường nhằm giảm tình trạng chảy màu và sau đó dùng gạc sạch băng lại vết thương để cầm máu.

Đưa người bị chó cắn đến cơ sở ye tế gần nhất để theo dõi tình hình trong thời gian 48 tiếng.

Cách phòng chống bệnh dại ở chó?

Chó bị dại

Bệnh dại là căn bệnh được các chuyên gia báo cáo là căn bệnh nan y không có thuốc chữa. Do đó, hiện nay chỉ có thể tiêm vacxin để phòng ngừa và chấm dứt chu kỳ lây lan của bệnh.

Việc vệ sinh dạch sẽ nơi ở sẽ giúp viruts bị bất hoạt, từ đó ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh ở chúng.

Thường xuyên khử trung vật dụng, đồ chơi của chó bằng các dung dịch diệt khuẩn nhưng vẫn đảm bảo chó luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Chó nên được kiểm soát và quản lý chặt chẽ của người nuôi, tránh trường hợp chó chạy ling tung và vô tình tiếp xúc với mầm bệnh và mang về nhà.

Khi phát hiện ra những dấu hiệu chó có nguy cơ bị dại, bạn cần cách lý chúng ở nơi an toàn, tránh trường hợp chúng mất kiểm soát gây nguy hiểm cho chúng ta và những động vật xung quanh.

Sau đó, ngay lập tức thông báo với cơ quan địa phương gần nhất để nhận được biện phát khống chế và xét nghiệm của như tiêu hủy bệnh dại.

Khi xử lý, bạn cần đeo găng tay và vệ sinh sạch sẽ những nơi chó thường lui tới, có mạng nước dãi nhiễm vi khuẩn để tránh lây truyền sang cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Chó con có bị dại không

Để ngăn ngừa bệnh dịa ở chó một cách tốt nhất, bạn nên đưa chó của mình đi tiêm ngừa định kỳ mỗi năm một lần, bắt đầu từ khi chó được 3 tháng tuổi để phòng ngừa những trường hợp xấu nhất.

Kết luận

Chó bị dại là căn bệnh cấp tính gây hại cho tất cả các động vật có vú đặc biệt alf chó và kể cả con người.

Bệnh chủ yếu lây nhiễm bằng virut có trong tuyến nước bọt của chó bị nhiễm, thông qua các vết thương hở xâm nhập vào cơ thể vật chủ.

Do đó, khi phát hiện ra chó dại bạn cần báo với cơ quan đại phương ngay lập tức để có những biện pháp xử lý và sơ cứu kị thời.

Đặc biệt đừng quên tiêm phòng cho chú chó nhà mình để phòng ngừa bệnh dại hiệu quả cho em ấy nhé.

Xem thêm:

Chó bị táo bón ăn gì, cách nhận biện và biện pháp phòng ngừa


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 938 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 217 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chó bị viêm phổi cho uống thuốc gì, bao lâu thì khỏi

Chó bị táo bón ăn gì, cách nhận biện và biện pháp phòng ngừa