Chó bị viêm phổi thường là căn bệnh thường gặp hay xảy ra ở chó, tuy là căn bệnh không quá nghiêm trọng nhưng nếu để lâu hoàn toàn có thể gây ra tình trạng tử vong ở chó do không chữa trị kịp thời.
Chó bị viêm phổi có nguy hiểm không
Chó bị viêm phổi là căn bệnh thường gặp ở chó vào những thời điểm giao mùa, khí hậu thay đổi đột ngột, viêm phổi xảy ra với mọi giống chó và ở mọi giai đoạn.
Các vi khuẩn gây viêm phổi thường tồn tại và phát triển trong cơ thể chó, chúng xâm nhập vào phế quản và thanh quản gây viêm phế quản hoặc nhiều căn bệnh liên quan đến đường hô hấp ở chó.
Đặc biệt, viêm phổi được hình thành từ exudate có huyết thành và mũ, đây là triệu chứng rất nguy hiểm đối với chó, căn bệnh này thường xảy ra khi fibrin rơi vào lòng phế nang phổi, dẫn đến co thắt.
Xem thêm:
Tất Cả Vấn Đề Sức Khỏe Cho Chó Từ A-Z
Nguyên nhân chó bị viêm phổi
Viêm phổi ở chó được chia thành nhiều loại bệnh khách nhau và một trong những căn bệnh mà chó thường gặp nhất chính là:
Viêm phổi do bị truyền nhiễm bởi vi khuẩn
Các vi khuẩn này tổn tại và phát triển trong cơ thể chó, như một biểu hiện của viêm phế quản, là kết quả của vi khuẩn có hại xâm nhập vào phế quản, thanh quản ở chó.
Trong đó, vi khuẩn staphylococci và streptococci là những vi sinh vật đặc biệt nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cún nhà bạn.
Viêm phổi do sự xâm nhập và phát triển của ký sinh trùng
Một số ký sinh trùng như ấu trung gian, giun phổi, theo thời gian chúng dần xâm nhập vào cơ thể chó, và di chuyển đến mô phổi gây nên tình trạng viêm phổi ở chó.
Viêm phổi được hình thành từ exudate có huyết thanh, mủ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với tất cả các giống chó.
Ngoài ra bệnh còn được hình thành do biến chứng của dịch hạch gây ra, các vi khuẩn nguy hiểm sẽ sống và phát triển tạo nên mầm bệnh trên cơ thể cún.
Chó bị biến chứng do dịch hạch gây ra, đây là những vi khuẩn nguy hiểm sống và phát triển trên cơ thể chó.
Các tác nhân gây viêm phôi ở chó
- Do lây nhiễm các virus, vi khuẩn đường hô hấp
- Do tiếp xúc với các chú chó khác đã bị nhiễm bệnh
- Do nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh
- Do ăn phải thức ăn đã có các tác nhân gây bệnh
- Do tiếp xúc với không khí, dụng cụ, đồ vật đang có mầm bệnh
- Do môi trường sống không sạch sẽ, vệ sinh
- Do chó bị mắc các bệnh truyền nhiễm như Care, viêm ruột… mà không được điều trị dứt điểm hoặc không được phát hiện
Biểu hiện của chó bị viêm phế quản
- Khi mới phát bệnh chó có biểu hiện mệt mỏi, bỏ ăn, thở khò khè, thở dốc, không hoạt bát nhanh nhẹn như hàng ngày
- Sau đó sẽ có thêm các triệu chứng khác như sốt cao, niêm mạc đỏ
- Chó bị trúng gió, chảy nước mắt và nước mũi nhiều
- Chó bị ho khan, đối với biểu hiện này tuy rằng chó ít ho nhưng mỗi lần ho lại đem đến cảm giác đau đớn cho chúng, và sau đó cơn đau sẽ dần tăng lên. Đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp vào sáng sớm và ban đêm.
- Mệt mỏi không muốn có bất cứ vận động nào, cố thở thanh, niêm mạc mắt và miệng đỏ sẫm rồi chuyển sang tím do thiếu oxy trong máu.
Phương pháp điều trị hiệu quả cho chó bị viêm phổi
Cách phát hiện chó bị viêm phổi
Dựa vào những biểu hiện của chó mà bạn có thể hoàn toàn xác định chú chó của mình có đang bị viêm phổi hay không.
Để chắn chắn và chữa trị kịp thời bạn cần đưa chó đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sỹ thú y tiến hành chụp X – quang và đưa ra kết luận một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách điều trị khi thú cưng bị viêm phổi
Khi chó bị viêm phổi, cần đưa chúng đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh trường hợp tự chữa trị cho chó tại nhà, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng chó.
Cách điều trị được sử dụng hiệu quả là: sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của bệnh hoặc sử dụng phương pháp truyền điện giải và năng lượng,..
Trong quá trình điều trị cần chú ý một số điểm cơ bản:
- Không cho chó tắm trong khi chó đang mắc bệnh viêm phổi
- Luôn đảm bảo độ ấm cho chó, bạn có thể trải thêm chăn, đệm trong chuồng và mặc áo cho chó
- Cho chó ở nơi kín đáo, thông thoáng, tuyệt đối không cho chó nằm trực tiếp lên sàn
- Luôn cung cấp các thức ăn đã được nấu chín, không cho chó ăn đồ sống chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh
- Ngăn chặn tình trạng tiếp xúc của chó đối với thời tiết vào sáng sớm, ban đêm, trời mưa
- Không nên phối giống cho chó khi chó đang bị bệnh
Điều trị chó bị viêm phổi theo đúng nguyên tắc
Chó bị viêm phổi tiêm thuốc gì – Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây
- Sử dụng Penicilin G tiêm bắp chân cho chó liều 500.000 UI/ngày, cho mèo liều 200.000 UI/ngày, mỗi ngày tiêm từ 2 – 3 lần cho thú cưng.
- Sử dụng Streptomycin tiêm bắp chân cho chó 1g/ngày, mèo 500mg/ngày, mỗi ngày tiêm từ 2 – 3 lần cho thú cưng.
Trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh nên thường phôi hợp Penicilin với streptomycin sẽ có hiệu quả hơn trong việc điều trị bệnh cho chó.
- Sử dụng Kanamycin tiêm bắp với liều lượng 40mg/kg thể trọng/ngày, mỗi ngày tiêm từ 2 – 3 lần cho thú cưng.
- Sử dụng Erythromcycin tiêm bắp thịt cho chó liều lượng 20-25 mg/kg thể trọng/ngày, mỗi ngày tiêm 2 lần cho cún.
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia, để chó mau khỏi bệnh sớm nhất nên kết hợp tiêm kháng sinh với Trimazon (Bisepton) cho chó, mèo uống với liều 40mg/kg thể trọng/ngày
Chó bị viêm phổi cho uống thuốc gì – Thuốc chữa triệu chứng
- Sử dụng Ephedrin tiêm bắp 1-2 ống x 1ml/ngày, mỗi ngày tiêm từ 1 – 2 lần sẽ giúp cho giảm ho và dễ thởi hơn.
- Sử dụng Dimedron tiêm bắp 0,5-1 ống x 1ml/ngày, mỗi ngày tiêm từ 1 – 2 lần có tác dụng an thần, giảm sốt và giảm đau hiệu quả cho chó.
Thuốc trợ tim, trợ sức :
- Sử dụng Ringerlactat truyền cho chó mỗi ngày với liều lượng thuốc 100-150 ml/kg thể trọng/ngày.
- Sử dụng Cafein 5% tiêm bắp thịt cho chó với liều lượng 3-5ml/con, mỗi ngày tiêmngày 2 lần.
- Sử dụng Vitamin B1 2,5% tiêm bắp thịt cho chó với liều lượng 3-5ml/con, ngày 2 lần.
- Sử dụng Vitamin C 5% tiêm bắp thịt cho chó với liều lượng, ngày 2 lần.
- Sử dụng Glucoza 30% tiêm tĩnh mạch cho chó với liều lượng 5ml/con.
Trong quá trình điều trị bạn cần chăm sóc và nuôi dưỡng chó một cách tốt nhất.
Cách phòng bệnh viêm phổi ở chó
Thực hiện các biện pháp tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt cần tuân thủ liều lượng và quy trình khi tiêm cho chó, đặc biệt là những chú chó con dưới 6 tháng tuổi.
Cách ly những chú chó mới từ bên ngoài vào nhà với những chú chó khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ.
Chăm sóc và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, đảm bảo sức đề kháng của cún luôn đạt mức tốt nhất.
Luôn giữ ấm cho chó đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi đột ngột, hoặc trời lạnh.
Luôn theo dõi và kiểm tra sức khỏe chó thường xuyên để kịp thời các ly và điều trị giúp chó mau chóng khỏi bệnh.
Luôn thực hiện vệ sinh chuồng trại cũng như môi trường xung quanh chó ở, giữ nơi ở luôn được thông thoáng sạch sẽ.
Tẩy uế theo định kỳ cho chó mèo bằng Chloramin B 0,5% trong 10 phút, Cresyl 1-2%, hoặc nước vôi 10%.
Sử dụng ND.Iodine để sát trùng chuồng trại và môi trường xung quanh chó sống.
Luôn tiêm phòng vacxin ngừa bệnh: carê, parvo virut, dại, viêm gan truyền nhiễm, lepto vafddawcj biệt chú ý tẩy giun sáng định kỳ cho chó giúp nâng cao sức để kháng cơ thể.
Kết luận
Với những chia sẽ trên, Petmart.info hy vong bạn đã có thể nắm bắt được độ nguy hiểm khi chó bị viêm phổi.
Từ đó đưa ra những biện pháp cách xử lý kịp thời khi nhận thấy dấu hiệu cho nhiễm bệnh, cũng như các biện pháp phòng tránh đảm bảo chó nhà bạn luôn mạnh khỏe nhé.
Xem thêm:
Chó bị dại có chữa được không, sống được bao lâu