in

Chó bị tiêu chảy và cách phòng ngừa hiệu quả

Chó bị tiêu chảy là căn bệnh thường gặp ở chó trong quá trình chăm sóc đặc biệt là những chú chó có hệ tiêu hóa kém.

Đây là căn bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu bạn không chủ động tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Do đó, hãy cùng petmart tìm hiểu những thông tin liên quan về chó bị tiêu chảy và cách điều trị phòng tránh hiệu quả nhất nhé.

Xem thêm:

Tất Cả Vấn Đề Sức Khỏe Cho Chó Từ A-Z

Nguyên nhân chó bị tiêu chảy

chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra, và chúng được xếp thành 2 mức độ bệnh:

Chó bị tiêu chảy nhẹ

Trong quá trình chăm sóc chó, tưởng chừng như đây là các hành động bình thường nhưng lại là  một trong số những nguyên nhân gây tiêu chảy ở chó.

Nguyên nhân thức ăn: Chó ăn phải thức ăn hỏng, ô thiu hoặc ăn phải những thức ăn không phù hợp với cơ thể chó, ăn quá nhiều gây nên tình trạng ngộ độ, hoặc ăn phải các thức ăn khó tiêu hóa gây nên tình trạng tiêu chảy.

Những thay đổi đột ngột: Đối với những chú chó nhạy cảm, việc thay đổi lượng thức ăn khiến chó không thích nghi được, hoặc chó bị say xe có thể khiến chó bị tiêu chảy.

Nguyên nhân môi trường: Môi trường sống đột ngột bị thay đổi gây nên tình trạng stress cho chó như chỗ ở bị thay đổi, những biến đổi của thời tiết.

Nguyên nhân môi trường: Chó của bạn bị thay đổi môi trường sống dẫn tới căng thẳng quá độ. Ví dụ như cún stress do thay đổi chô ở, hoặc do thay đổi thời tiết …

Chó bị tiêu chảy ra máu – nặng

Một số căng bệnh gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của chó, nguy hiểm nhất là các căn bệnh như Bệnh Care, Parvovirus, Viêm gan (Hepatitis). Đây là các căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất ở chó, khiến chó bị tiêu chảy ra máy và rất khó điều trị.

Các bệnh do ký sinh trùng gây ra như:nsán, giun (giun đũa, giun tóc, giun móc), Giardia,… khiến chó bị tiêu chảy và nôn khang liên tục.

Cuối cùng là bệnh do vi khuẩn gây ra, tiêu biểu là một số vi khuẩn như E.coli, Leptospita, Salmonella,… bệnh tiêu chảy do những vi khuẩn này gây ra thường dễ chữa hơn nhưng tỷ lệ để lại di chứng cũng khá cao.

Đối với những chú chó mới sinh dưới 8 tháng tuổi, chúng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao, do đó khi thấy một trong số những biểu hiện dưới đây bạn cần đưa chó đến trung tâm thú y gần nhất để điều trị kịp thời:

Triệu chứng chó con bị tiêu chảy 1 – 2 tháng tuôi

Các dấu hiệu chó bị tiêu chảy màu vàng

chó bị tiêu chảy

Thông thường chó con thường có khả năng bị tiêu chảy nhiều hơn chó trường thành, bởi hệ tiêu hóa của chó con còn rất yếu, chưa phát triển hoạn thiện, do đó rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Nhiều nhất là những chú chó co có độ tuổi dưới 8 tháng, đặc biệt là giai đoạn từ 2 – 4 tháng tuổi.

Ngoài ra, một số người nuôi chó chưa ý thức được việc quan trọng của việc tiêm vacxin phòng tránh bệnh, tẩy giun cũng như chăm sóc cho chó khiến chó bị nhiễm ký sinh trùng hoặc các bệnh về đường tiêu hóa.

Một số biểu hiện khi chó bị tiêu chảy mà bất cứ người nuôi thú cưng nào cũng nhận biết được:

  • Chọ bị tiêu chảy trong thời gian dài, đồng thời kèm thêm triệu chứng bỏ ăn
  • Chó đi ngoài ra máu, hoặc trong phân có lần máu
  • Khi đi ngoài, chó thường có mùi tanh hôi khó chịu
  • Tần xuất đi ngoài của chó dày đặc và liên tục

Các Dấu Hiệu Của Bệnh Nguy Hiểm

Nếu chó có một trong những biểu hiện sau, bạn không nên chờ đợi hết ngày mới đưa chó đến trung tâm thú ý mà hãy chủ động đưa chó đi sớm nhất có thể để chó được chữa trị kịp thời

  • Chó bị tiêu chảy có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Chó bị ốm, không chịu ăn uống và sốt cao
  • Nôn mửa nhiều
  • Chó kêu là và đau đớn mỗi khi đi vệ sinh
  • Có biểu hiện mệt mỏi, phờ phạt, mất nước

Cách điều trị chó bị tiêu chảy

Khi tiêu chảy, vấn đề mất nước xảy ra khá nghiêm trọng, chúng thường không ăn uống và ói mửa gây mất nước.

Tiêu chảy còn gây thoát dịch cơ thể kèm theo đó là mất các chất điện giải cũng như các chất Na, K, Cl gây nên tình trạng khô miệng, mắt trùng, da mất độ đàn hồi và nghiêm trong hơn là chó có thể bị truy mạch và tử vòng.

Do đó, việc đầu tiên bạn cần làm để điều trị cho chó chính là nhanh chóng bù nước bằng các biện pháp:

Đối với chó bị mất nước nhẹ và không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải Electrolytes cho chó uống, với liều lượng 1 – 2 ml/kg thể trọng/ 1 giờ tùy vào tình trạng mất nước ở chó.

Hoặc trong nhà có đường Glucose bạn hãy pha loãng đường với nước ấm và cho chó uống, liều lượng được sử dụng phụ thuộc vào tình trạng tiêu chảy của chó.

Nếu chó bị kiệt sức không uống nổi hoặc không chịu uống thì bạn có thể cho vào ông tiêm bơm vào miệng chó.

Còn trường hợp chó bị tiêu chảy kèm theo vấn đề ói mửa, thfi bạn không nên bổ sung nước cho chó bằng đường uống, bởi vì điều này sẽ khiến chó ói mửa nhiều hơn.

Cách tốt nhất để xử lý trong trường hợp này chính là sử dụng đường tiêm, bạn có thể tiêm dưới da, tiêm khoang bụng và truyền tĩnh mạch.

Chó bị tiêu chảy cho uống thuốc gì?

chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy thông thường không nhất thiết phải sử dụng thuốc, bạn có thể sử dụng chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện bệnh của chó

Hoặc sử dụng thuốc Probiotic đây là một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp chó mau phục hồi sau tiêu chảy.

Chó bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường?

Khi chó bị tiêu chảy cần được kiêng ăn trong vòng 12 – 24 giờ, giúp ruột được nghỉ ngơi và có thời gian phục hồi hiệu quả, bạn có thể sử dụng nước sạch cho chó uống để bù nước

Trong quá trình kiêng ăn nếu chó có biểu hiện suy yếu và mệt mỏi, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể chó dung dịch đường Glucose hoặc mật ong pha loãng với nước.

Khi hết thời gian kiêng ăn thì cho chó ăn bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa, có thể cho chó ăn bằng cahos với thịt gà được nấu nhừ, hoặc khoai lang nghiền, cơm trắng nấu mềm. Lưu ý tránh các loại thức ăn như thịt, sữa, chết béo.

Cho chó ăn bằng nhiều bữa trong ngày, với phẩu phần ăn nhỏ giúp dạ dày chó dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

Duy trì chế độ ăn khoảng 3 – 5 ngày bạn có thể cho chó ăn bình thường trở lại. Nếu chó bị quá nặng và trải qua liệu trình điều trị của bác sỹ thì nên tuân thủ theo khẩu phần ăn mà các bác sỹ hướng dẫn.

Phương pháp phòng bệnh tiêu chảy ở chó 

Chó bị tiêu chảy bỏ ăn – Chế độ ăn uống hợp lý 

Đối với những chú chó con thì khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn không được tốt như các chú chó trưởng thành, do đó bạn nên tính toán chế độ ăn thích hợp cho chó.

Hình thành cho chó chế độ ăn hợp lý không nên có tình trạng ăn quá no sau đó bị bỏ đói, và hạn chế các thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo.

Tham khảo: 9 xương gặm cho chó tốt, an toàn nhất hiện nay

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát

Giữ môi trường sống của chó luôn thoáng mát và sạch sẽ để tránh các mầm bệnh tiềm ẩn gây hại cho chó.

Đặc biệt là mùa hè, chuồng trại chó luôn cần được vệ sinh, chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát. Còn đối với mùa đông nên giữ chuồng chó luôn được ấm áp.

Đặc biệt đừng quên khử động định kỳ 1 -2 tháng/ 1 lần nhé.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận động

chó bị tiêu chảy

Nhằm tăng cường sức đề kháng cho chó, bạn nên dắt chúng đi dạo thường xuyên cũng như giúp chó luôn vui vẻ, không bị gò bó khó chịu.

Đối với những chú chó yếu duối và có hệ miễn dịch kém, việc giúp chó tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm dẽ giúp chó tăng khả năng phòng bệnh.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ

Tiêm vacxin phòng bệnh là điều mà bất kỳ chủ nuôi thú cưng nào cũng cần thực hiện để tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,…

Đồng thời cần tẩy giun định kỳ cho chó từ 2 – 3 tháng đối với chó dưới 1 tuổi và chó hơn một tuổi cần tẩy giun nữa năm 1 lần.

Kết luận

Hy vọng với những chia sẽ trên, bạn đã có thêm một chút kiến thức hữu ích tỏng việc chăm sóc và bảo vệ chó cưng của mình trước những tác nhân gây tiêu chảy ở chó nhé.

Xem thêm:

Chó bị viêm phổi cho uống thuốc gì, bao lâu thì khỏi


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 938 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 217 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chó bị nôn có nguy hiểm không, các loại nôn có thể xảy ra

Chó bị viêm phổi cho uống thuốc gì, bao lâu thì khỏi