in

Mèo bị đau mắt nên làm gì, cách chữa và phòng

Thị giác của mèo rất tinh tường, nhưng như thế không có nghĩa là mèo không gặp các vấn đề về giác mạc như đau mắt, chảy nước mắt hoặc đổ ghèn.

Vậy làm sao để nhận biết được dấu hiệu các bệnh về mắt ở mèo, đâu là cách phòng và điều trị hiệu quả nhất. Cùng Petmart dành 10 phút tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé

Nguyên Nhân

Bất cứ một căn bệnh nào cũng phải có những tác nhân gây bệnh. Để có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh, việc đầu tiên phải làm chính là tìm hiểu tác nhân gây bệnh.mèo bị đau mắt

Mèo bị đau mắt thông thường

Đau mắt thông thường, nguyên nhân chính là do tác nhân từ bên ngoài môi trường.

Có thể là do thay đổi thời tiết đột ngột, mèo chưa kịp thích nghi với môi trường sống – đây còn được gọi là hiện tượng dị ứng thời tiết.

Do môi trường sống quá bụi, bụi và cát dính vào mắt của mèo gây ra những tổn thương bên ngoài và dị ứng.

Khi chú mèo của bạn đang mắc cúm, hiện tượng chảy nước và đau mắt cũng sẽ xuất hiện.
Nếu như để quá lâu, bệnh đau mắt thường sẽ biến chứng sang sưng tấy và loét giác mạc.

Khi mèo của bạn xuất hiện hiện tượng này, chúng thường có xu hướng dùng chân để gãi, điều này sẽ càng làm bệnh thêm nặng.

Mèo bị đau mắt đỏ

Hiện tượng đau mắt đỏ cũng là một thể của tình trạng viêm mắt dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh này nặng hơn so với đau mắt rất nhiều.

Chính vì vậy, sau khi xác định rõ nguyên nhân các bạn nên đi chữa trị ngay lập tức cho mèo. Nguyên nhân chính là do bụi bẩn bám vào con ngươi mắt của mèo.

Khi mèo thấy ngứa sẽ gãi rất nhiều, điều này gây ra những vết xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Từ đó dẫn đến hiện tượng kéo màng mắtviêm nhiễm kết mạc và đau mắt đỏ ở mèo.

Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, nó không những làm ảnh hưởng đến việc bài tiết ở mắt mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mèo. Cho nên các bạn cần có biện pháp chữa trị kịp thời.

mèo bị đau mắt

Mèo bị viêm loét giác mạc

Giác mạc ở mèo cũng mong manh như con người, nên khả năng bị tổn thương do môi trường bên ngoài là rất cao, như chấn thương trong lúc đùa giỡn, dị ứng với hóa chất, sữa tắm…

Ngoài ra vi khuẩn, virus cũng gây bệnh cho giác mạc.

Triệu chứng:

Bạn có thể hiểu rằng loét giác mạc gây đau đớn. Để đối phó với cơn đau dữ dội này, hầu hết mèo sẽ dụi mắt bị ảnh hưởng bằng bàn chân hoặc cọ mắt vào thảm hoặc đồ nội thất nhưng càng dụi mèo càng đau mắt hơn. Để bảo vệ mắt, chúng sẽ nheo mắt, chớp mắt thật nhanh và mật độ nheo mắt liên tục. Thỉnh thoảng, dịch sẽ tích tụ ở khóe mắt hoặc chảy xuống mặt.

Điều trị:

  1. Viêm giác mạc có thể tự lành / tự khỏi khi bệnh nhẹ sau khi đã điều trị được triệu chứng:
  2. Loại bỏ vật thể lạ khỏi mắt mèo nếu có.
  3. Rửa mắt cho mèo dùng dung dịch an toàn.
  4. Sử dụng kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ bôi mắt, thuốc đau mắt cho mèo.
  5. Các vết tổn thương ở giác mạc phần lớn không thể nhìn thấy bằng mắt thường và cần kiểm tra nhờ sự giúp đỡ của thú y – viêm giác mạc nặng ở mèo cần được điều trị phẫu thuật.

Mèo bị tăng nhãn áp

Mèo vẫn có thể bị tăng nhãn áp tương tự như con người vậy. Biến chứng của nó rất nguy hiểm, có khả năng gây mù vĩnh viễn cho mèo. Sen cần phải xác định được nguyên nhân và tiến hành xử lý ngay từ giai đoạn ban đầu

Nguyên nhân:

Một số tình trạng ngăn nước mắt chảy ra, mà tích tụ lại thì gây tăng nhãn áp. Ở đây đang đề cập tới các bất thường sau giải phẫu, nhiễm trùng, viêm, chấn thương mắt và đôi khi là khối u. Một số mèo có khuynh hướng di truyền đối với rối loạn này.

Dấu hiệu và triệu chứng:

Mèo thường bị tăng nhãn áp sẽ có dấu hiệu đau đáng kể, có thể bao gồm dụi mắt và nheo mắt, mất bình tĩnh, quay cuồng và la hét hoặc khóc. Mắt có thể xuất hiện nhiều gỉ, chảy nước mắt hoặc sưng húp quanh mắt. Nếu trường hợp nghiêm trọng, nhãn cầu có thể bị sưng.mèo bị đau mắt

Điều trị:

Nếu bạn nghi ngờ mèo nhà bạn có triệu chứng tăng nhãn áp, hãy đưa cô ấy đến bác sĩ thú y ngay. Càng xử lý sớm càng giảm áp lực cho mắt, cơ hội cứu mắt càng tốt hơn.

Tuy, trong trường hợp nhẹ, bệnh tăng nhãn áp tự khỏi nhờ cơ thể hồi phục, nhưng vì tăng nhãn áp nhanh chóng khiến mắt mèo bị ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng – nên việc mang mèo đi kiểm tra sớm rất quan trọng khi phát hiện thấy mèo bị các triệu chứng kể trên.

Triệu Chứng Của Mèo Bị Đau Mắt

Xin khẳng định với các bạn đây không phải là căn bệnh lây truyền, chúng chỉ gây ra những khó chịu cho mèo cưng.

Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ biến chuyển nhanh chóng và gây hại cho sức khỏe của mèo thâm chí sẽ dẫn tới mù lòa.

Một số triệu chứng dễ nhận biết khi mèo bị đau mắt

Mắt mèo đột nhiên đỏ lên so với bình thường và liên tục chảy nước mắt. Nước mắt của mèo thường có màu vàng xanh và sệt dính.

Xước mắt do dùng chân gãy, tình trạng gãi mắt cũng xảy ra thường xuyên hơn. Có gỉ mắt nhiều hơn mức bình thường.

Chỉ cần bạn theo dõi mèo cưng hàng ngày và chú ý tới đôi mắt của chúng, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt khi mắc bệnh.

mèo bị đau mắt

Cách Chữa Trị Mèo Bị Đau Mắt

Trước tiên, bạn cần đảm bảo chính xác xem mèo cưng của mình bị đau mắt do nguyên nhân nào gây ra.

Nhẹ nhất là mèo bị đau mắt do bụi bẩn tác động, bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc nhỏ mắt.

Khi bạn không biết mèo bị đau mắt nhỏ thuốc gì thì không nên tùy tiện mua đại ở nhà thuốc, bạn cần hỏi bác sĩ thú y để họ tư vấn cho bạn.

Trong thời gian điều trị tránh cho mèo phải tiếp xúc chỗ đông người và môi trường không đảm bảo.

Nếu bệnh do vi khuẩn hoặc các loại virus gây ra thì bạn nên đưa mèo đến các cơ sở y tế có uy tín để các bác sĩ thú y chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Không nên để mèo bị đau mắt quá lâu bởi tình trạng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc dẫn đến mù lòa.

Khắc phục tình trạng mèo bị đau mắt đỏ

Một dạng nhẹ của bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc huyết thanh. Nó được gây ra bởi những chất dị ứng nhưng không hề gây nhiễm trùng mắt.mèo bị đau mắt

Viêm kết mạc huyết thanh có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp như: rửa mắt mắt dung dịch rửa mắt vô trùng và dùng khăn bông vệ sinh quanh mắt.

Tuy nhiên, một chuyến viếng thăm bác sĩ thu y là điều được khuyến khích bởi bệnh tình sẽ được bác sĩ chuẩn đoán chính xác hơn.

Dạng nặng hơn ở bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc mủ, dạng bệnh này gây nguy hiểm cho đôi mắt mèo, có thể gây mù.

Biểu hiện của bệnh là tiết dịch nhầy và đặc khắp mí mắt, dịch này có thể là mủ. Nếu dịch mủ tiết ra nhiều cho thấy mèo của bạn đã nhiểm khuẩn thứ phát.

Bệnh này sẽ lây từ mắt này sang mắt còn lại chỉ trong một vài ngày. Nếu thấy hiện tượng trên, nhanh chóng đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y để có hướng điều trị đúng và kịp thời.

Để điều trị thành công bệnh đau mắt đỏ ở mèo, cần phải đưa chú mèo đến gặp bác sĩ thú y để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Những rối loạn lớn gây ra cho đôi mắt mèo cần được loại trừ sớm. Nếu chậm trễ sẽ gây nguy hiểm đối với đôi mắt mèo, thậm chí gây mù lòa.

Vậy nên, đây chính là nguyên nhân nhiều bác sĩ thú y khuyến cáo nên đưa mèo đến thăm khám khi thấy dấu hiệu bệnh lý về mắt.

Việc điều trị đầu tiên của các bác sĩ là vệ sinh mắt, lấy đi phần dịch nhầy và mủ trong mắt mèo. Sau đó, sẽ có loại thuốc kháng sinh đặc trị loại nhiễm trùng gây ra ở giác mạc này.

Các loại kháng sinh có thể dạng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc nhỏ mắt cho mèo. Tuy nhiên, khi sử dụng kháng sinh cần dùng đủ liều, tránh trường hợp bệnh chưa khỏi hẳn.

Điều trị bệnh sẽ hơi khó khăn và tốn thời gian khá dài. Bởi bệnh này làm cho những chú mèo cảm thấy ngứa ở mắt, khó kiểm soát được trong việc dùng chân dụi. Tuy nhiên, cần kiên trì ít nhất 2 tuần để giúp đôi mắt chú mèo cưng của bạn hồi phục.

mèo bị đau mắt

Chăm Sóc Khi Mèo Bị Đau Mắt

Đảm bảo không gian sống của mèo luôn sạch sẽ, thoáng đãng. Vệ sinh thường xuyên khu vực nuôi mèo.

Không để bụi bẩn, chất thải dính vào ổ và lông của mèo, ảnh hưởng tới cuộc sống. Nếu không phù hợp, bạn có thể bắt buộc phải thay đổi chỗ ở cho mèo.

Sau khi điều trị cho mèo xong cần lưu ý tới tất cả những dặn dò của bác sĩ thú y. Nhỏ mắt cho mèo khá khó nhưng bắt buộc phải thực hiện vì sức khoẻ của mèo cưng.

Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian chăm sóc, quan sát mèo xem có biểu hiện thay đổi nào không. Cẩn thận hơn, bạn có thể hẹn lại bác sĩ thú y để mèo được kiểm tra cụ thể hơn.

Mong rằng sau khi tham khảo những lưu ý này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc mèo cưng của mình tốt hơn.mèo bị đau mắt

Mèo bị đau mắt có lây không?

Đau mắt ở mèo không phải là bệnh lây truyền và chỉ gây ra những khó chịu cho bé mèo của bạn mà thôi. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời thì căn bệnh này có khả năng phát triển rất nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm trí mù loà.

Nếu bạn thấy có dấu hiệu mèo bị đau mắt thì cần phải tiến hành chữa trị cho mèo ngay để đảm bảo sức khỏe cho mèo.

Kết luận

Trên đây Petmart đã tổng hợp tất cả thông tin, dấu hiệu, cách điều trị các bệnh về mắt cho mèo. Sen cần phải thật chú ý đến mèo nhé, nếu không chắc hiện tại mèo đang gặp vấn đề gì về mắt tốt nhất nên đưa đến cơ sở thú y gần nhất để được chữa trị kịp thời.


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 476 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • SH12A – S2.03 Vinhomes Smart City, Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm
  • SH02 – S2.08 Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm
  • 324 Hồ Tùng Mậu, Phường Phú Diễn, Quận Cầu Giấy / Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 347 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 489 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 84 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7
  • 378 Phạm Hùng, Phường 5, Quận 8
  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 257 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 1387 Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12
  • 252 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 938 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 217 Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú
  • 38 Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân
  • 779 Lê Trọng Tấn, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân
  • 284 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức
  • 544 Lê Văn Việt, Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Thủ Đức
  • 150 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long A, Quận 9, Thành phố Thủ Đức

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 177 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chó Có Chữa Bao Lâu Thì Đẻ? Chăm Sóc Chó Mang Bầu Thế Nào?

Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Bệnh Giảm Bạch Cầu Ở Mèo