Bạch cầu là cơ chế phòng vệ tự nhiên ở động vật nói chung bao gồm cả con người và mèo. Nên việc mèo bị giảm bạch cầu làm suy yếu chung hệ thống miễn dịch của mèo, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên nhưng tựu chung lại tỉ lệ tử vong khi mèo bị giảm bạch cầu tương đối cao.
Cùng Petmart tìm hiểu chi tiết dấu hiệu, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh này nhé
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì
Bệnh giảm bạch cầu mèo (FPV): còn được gọi với những tên khác: bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo, bệnh Carre ở mèo, bệnh mất điều vận ở mèo, bệnh parvo mèo là do virus có tính chất lây lan nhanh, đặc điểm của bệnh là xảy ra bất thình lình, sốt, bỏ ăn, mất nước, suy nhược, nôn mửa, giảm số lượng bạch cầu (leucopenia) và thường có tỷ lệ tử vong cao.
Mèo mẹ nhiễm bệnh có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, chết ngay sau khi sinh, việc giảm sản sinh não (cerebellar hypoplasia) gây nên sự mất điều vận ở mèo con từ 2 đến 3 tuần tuổi.
Tất cả dòng họ mèo (Felidae) đều nhạy cảm với virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo (Panleucopenia).
Virus gây bệnh giảm bạch cầu mèo rất nhỏ và rất bền, được phân loại vào nhóm Parvovirus (nên có tên parvo mèo). Vật chất di truyền là sợi ADN.
Virus này đề kháng cao với hầu hết thuốc sát trùng như ether, chloroform, acid, alcolhol, và nhiệt độ (56 độ C trong 30 phút) nhưng nhạy cảm với chất tẩy Clorox. Virus sản sinh trong tế bào của ký chủ.
Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh giảm bạch cầu ở mèo do một loại DNA virus có tên Felien pavovirus (F.P.V) nằm trong nhóm Pavovirus gây ra.
- Virus có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh nên chúng có thể tồn tại lâu trong môi trường.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo lây qua đường nào?
- Toàn bộ động vật họ mèo đề mắc bệnh. Mẫn cảm nhất là mèo ba tháng đến 1 năm tuổi. Mèo lớn mắc bệnh thường ở thể nhẹ. Chồn cũng mấn cảm với bệnh.
- Virus xâm nhập vào cơ thể mèo qua đường hô hấp, tiêu hóa. Chúng vào hạch amidan, hạch ruột rồi vào máu đi khắp cơ thể, đặc biệt là những mô có sự phân chia tế bào nhanh và là những cơ quan có thẩm quyền miễn dịch như tuyến ưc, tủy xương, lách và các nang lympho ở nếp gấp ruột.
- Virus phá hủy các mô ở những tổ chức này làm số lượng bạch cầu bị giảm.
- Mèo đã khỏi bệnh vẫn có thể đào thải virus kéo dài vài tháng.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo từ 2 – 3 ngày, có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày.
1. Thể quá cấp tính
- Bệnh xảy ra đột ngột, con vật đau vùng bụng, thân nhiệt hạ, suy nhược nghiêm trọng và chết sau 24 giờ (dễ nghi mèo trúng độc)
2. Thể cấp tính
- Mèo bị sốt cao 40oC trong 24 giờ đầu, bỏ ăn, nằm không vận động, mèo trong trạng thái vô cảm, lông xù, bẩn, niêm mạc nhợt nhạt.
- Rối loạn tiêu hóa: Khát nước dữ dội, nôn ra mật có bọt, tiêu chảy nặng, phân mùi thối khắm dôi khi lẫn máu. Con vật có phản ứng đau khi sờ bụng.
- Bệnh tiến triển từ 2 – 3 ngày. Thân nhiệt hạ thấấp hơn mức bình thường, sau đó hôn mê và chết, tỷ lệ chết khá cao từ 50 – 80%.
- Những con còn sống qua 5 ngày thường qua khỏi, mèo có thể bình phục sau vài tuần, lượng bạch cầu lại tăng lên bình thường.
3. Thể ẩn tính
- Phổ biến ở mèo trưởng thành, mèo bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu, ngoài ra không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào khác.
- Mèo khỏi bệnh có miễn dịch kéo dài.
4. Thể thần kinh
- Gặp ở mèo con, do mèo mẹ bị bệnh trong thời kỳ mang thai, mèo con đẻ ra mất khả năng điều hòa vận động, yếu ớt, tỷ lệ nuôi sống thấp.
Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng lâm sàng: bệnh giảm bạch cầu ở mèo xảy ra ở mèo từ 3 tháng tuổi đến 1 năm tuổi. Mèo bệnh sốt li bì, có triệu chứng tiêu hóa, viêm ruột, tiêu chảy, bạch cầu giảm rõ rệt.
- Chẩn đoán phi lâm sàng: test giảm bạch cầu ở mèo sử dụng phương pháp PCR chẩn đoán xét nghiệm bệnh sẽ thu được kết quả chính xác nhất nhưng tốn thời gian và cần phòng thí nghiệm để chẩn đoán.
- Thay vào đó hiện nay để chẩn đoán tại thực địa có kỹ thuật PCR cải tiến POCKIT iiPCR phù hợp để chẩn đoán nhanh tại thực địa với thời gian từ 1 – 2 tiếng và kết quả vẫn có độ chính xác tương đương với kỹ thuật PCR phòng thí nghiệm.
Phòng bệnh
- Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho mèo. Vacxin có hiệu lực miễn dịch tới 2-3 năm. Tuy nhiên nên tiêm hàng năm để đảm bảo.
- Mèo chưa tiêm phòng bệnh không nên tiếp xúc với những con mèo chưa tiêm phòng bệnh hoặc mèo không rõ nguồn gốc. Thận trọng với những mèo đã khỏi bệnh nhưng vẫn mang virus. Vì điều này có thể khiến bùng phát ổ dịch.
- Mèo mới mua về nên cách ly với các mèo khác từ 10-15 ngày và theo dõi chúng.
Cách điều trị
Ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên đưa mèo đến các cơ sở thú y để khám chữa. Nếu để sau 2-3 ngày, cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo gần như không có. Bạn cần lưu ý 1 số điều sau:
- Cách ly bạn mèo mắc bệnh, và sát trùng toàn bộ nơi mèo ở. Đặc biệt theo dõi những bạn mèo đã tiếp xúc hoặc sống chung với mèo bị bệnh.
- Nếu mèo nôn nhiều, đi ngoài, ủ rủ mà chưa đưa đến được bác sĩ thì cần bơm oresol liên tục. Luôn giữ ấm cho mèo, hoặc bật đèn sưởi.
- Bệnh do vius không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy cách điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo chỉ là điều trị triệu chứng của bệnh và giúp cho mèo tăng sức đề kháng kháng lại mầm bệnh trong cơ thể:
Truyền dịch: Ringer Lactate, Glucose 5%, glucose 10%… – Kháng sinh : Baytril, Unasyl, Ampicillin… – Kháng viêm: Dexamethasome… – Thuốc bổ: Catosal, Bydyzyl… – Thuốc điều trị triệu chứng: Vitamin C, Transamine, atropine… Kháng thể
Kết luận
Trên đây là tất cả thông tin về triệu chứng, biểu hiện, cách chăm sóc và chế độ cho ăn khi mèo bị giảm bạch cầu. Vẫn câu nói cũ, tốt nhất nếu mèo có các dấu hiệu nói trên, hãy lập tức đến cơ sở thú y gần nhất nhé